(Baothanhhoa.vn) - Hòa vào sắc xuân, vùng giáo đã và đang khoác lên mình sắc diện mới, khang trang, giàu đẹp. Đặc biệt là niềm hân hoan, hạnh phúc trong những ngôi nhà mới, thỏa ước mơ “lên bờ” xuyên thế hệ của đồng bào sinh sống trên sông.

Xuân về trên vùng giáo

Hòa vào sắc xuân, vùng giáo đã và đang khoác lên mình sắc diện mới, khang trang, giàu đẹp. Đặc biệt là niềm hân hoan, hạnh phúc trong những ngôi nhà mới, thỏa ước mơ “lên bờ” xuyên thế hệ của đồng bào sinh sống trên sông.

Xuân về trên vùng giáoKhu định cư cho đồng bào sinh sống trên sông Đồng Sau Cách, thôn Lam Đạt, xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa).

Nằm kề bên cánh đồng ngô xanh mướt, khu định cư cho đồng bào sinh sống trên sông Đồng Sau Cách, thôn Lam Đạt, xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa) đẹp tựa bức tranh đồng quê, với những ngôi nhà mới khang trang, hệ thống đường giao thông kiên cố được kết nối liên hoàn. Khu dân cư có 28 hộ dân, 100% là đồng bào giáo dân thuộc giáo xứ Đạt Giáo. Hòa cùng bước phát triển mạnh mẽ, đổi mới của quê Thanh, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, niềm vui như được nhân lên với các gia đình giáo dân khi được về đoàn tụ trong những ngôi nhà mới, thỏa ước mơ “lên bờ” xuyên thế hệ, từ bỏ phận đời lênh đênh theo từng khúc sông Mã, sông Chu.

Là dân chài “gốc”, gắn bó với sông nước “nay đây, mai đó”, ở tuổi bảy mươi, giờ cụ Nguyễn Văn Kim mới được ở trong ngôi nhà kiên cố, khang trang. Không chỉ thỏa ước mơ “lên bờ”, Tết Nguyên đán này là lần đầu tiên trong cuộc đời, cụ Kim cùng con, cháu vui tết, đón xuân trong ngôi nhà của “ý Đảng - tình người”, ấm áp tình làng, nghĩa xóm. Cụ Kim không giấu được niềm xúc động cho biết: “Nhờ sự hỗ trợ, đồng hành của các cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp, Tổ chức Caritas Thanh Hóa, gia đình tôi đã có được ngôi nhà mới khang trang. Mừng hơn, huyện Thiệu Hóa đã thông báo kế hoạch triển khai hỗ trợ chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người dân sau khi lên bờ để ổn định cuộc sống. Đó còn là việc các cháu được đến trường học chữ và hy vọng nhiều hơn vào tương lai tươi đẹp”.

Xuân về trên vùng giáoBà con giáo dân thôn 5, xã Nga Liên (Nga Sơn) chung vui Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2023.

Bằng tất cả tình cảm yêu thương, trách nhiệm và hơn hết là "mệnh lệnh từ trái tim nóng”, cuối năm 2022, cả hệ thống chính trị huyện Thiệu Hóa đã “chung tay” triển khai việc cấp đất, hỗ trợ kinh phí và xây dựng nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông. Như cơ duyên, khu Đồng Sau Cách, thôn Lam Đạt được chọn làm nơi “an cư” mới cho các hộ dân, với hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, hiện đại theo tiêu chí NTM nâng cao. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của huyện Thiệu Hóa, Tổ chức Caritas Thanh Hóa và các doanh nghiệp, sau 3 tháng khẩn trương thi công những ngôi nhà của “ý Đảng - tình người” đã hoàn thành. Giữa tháng 8/2023, 28/28 hộ dân phấn khởi rời thuyền chuyển về nơi ở mới trong niềm vui khôn tả. Đây là việc làm đầy tình nhân ái, thể hiện rõ tinh thần “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” của các cấp ủy đảng, chính quyền của tỉnh Thanh Hóa.

Nga Liên - xã vùng giáo của huyện Nga Sơn đang trên đường “về đích” NTM nâng cao. Giống với nhiều xã vùng giáo trên quê hương Mai An Tiêm, “luồng gió” từ Chương trình XDNTM thổi đến đã giúp Nga Liên khoác lên mình “tấm áo” mới đầy sức sống. Đưa chúng tôi đi thăm các xóm đạo trong sắc xuân, anh Mai Văn Nghĩa, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã phấn khởi khoe: Xã Nga Liên có khoảng 8.000 giáo dân, chiếm 93,7% dân số toàn xã. Từ năm 2020 đến nay, bà con giáo dân Nga Liên đã hiến 234m2 đất thổ cư, 547m2 đất sản xuất cùng 1.370 ngày công để bê tông hóa 4,9 km đường giao thông, với giá trị hơn 2,8 tỷ đồng. Không chỉ diện mạo quê hương đổi thay, mà đời sống bà con giáo dân Nga Liên cũng được nâng lên. Đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 63 triệu đồng/người/năm, tăng 5,1 triệu đồng so với năm 2022. “Ý Đảng - lòng dân là nền tảng đưa Nga Liên tiến đến đích xã NTM nâng cao” - anh Nghĩa vui mừng nói.

Cùng với giáo dân xã Nga Liên, trong 3 năm qua, đồng bào công giáo trong tỉnh đã đóng góp hơn 20 tỷ đồng, hiến gần 100 ha đất, khoảng 67.000 ngày công để xây dựng các công trình hạ tầng theo tiêu chí NTM; sửa chữa, làm mới khoảng 700 km đường giao thông nông thôn. Với tinh thần “kính Chúa, yêu nước”, bằng những việc làm thiết thực, đồng bào công giáo đã góp phần vào thành quả đáng tự hào trong XDNTM của quê hương Thanh Hóa.

Bài và ảnh: Trần Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]