Vươn lên thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay ưu đãi
Được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh nhận được sự hỗ trợ cần thiết để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, họ có nguồn thu nhập ổn định và có thể vươn lên thoát nghèo một cách bền vững.
Từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH, gia đình chị Lê Thị Tám, ở thôn Mỹ Quang, xã Thăng Long (Nông Cống) đã đầu tư sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Qua kênh thông tin của các tổ chức hội, đoàn thể chính trị, tổ tiết kiệm và vốn vay địa phương, gia đình chị Lê Thị Tám - hộ nghèo ở thôn Mỹ Quang, xã Thăng Long (Nông Cống) đã mạnh dạn vay vốn tín dụng chính sách ưu đãi để phát triển kinh tế. Cuối tháng 5/2019, chị được Ngân hàng CSXH huyện Nông Cống giải ngân 50 triệu đồng để sửa chữa chuồng trại và nuôi bò sinh sản.
Thời điểm vay vốn, gia đình chị hết sức khó khăn, sống trong ngôi nhà lụp xụp, kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào mấy sào ruộng. Sau khi đầu tư nuôi bò sinh sản, mỗi năm gia đình chị thu thêm được 2 con bê, tạo nguồn thu nhập ổn định. Đến cuối năm 2021, gia đình chị Tám đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo.
Sau khi trả nợ ngân hàng, chị tiếp tục vay 100 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo. Nguồn vốn này được đầu tư vào chăn nuôi gia cầm và cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả trên diện tích 600m2. Nhờ sử dụng vốn vay hiệu quả và cần mẫn làm ăn, gia đình chị Tám không chỉ thoát nghèo mà còn xây dựng được ngôi nhà kiên cố thay thế căn nhà cũ đã sập xệ.
Cũng như gia đình chị Tám, năm 2016 gia đình anh Lê Văn Luân ở thôn Làng Mật, xã Vạn Thiện thuộc diện hộ nghèo, được vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện Nông Cống để chăn nuôi trâu sinh sản. Đến tháng 7/2019, anh đã trả hết nợ và thoát nghèo vào năm 2022. Đầu năm 2024, anh chuyển sang nghề làm nhôm kính và vay tiếp 100 triệu đồng từ chương trình hộ mới thoát nghèo. Nhờ đó, anh mở được cửa hàng nhôm kính khang trang, thu nhập cao hơn so với chăn nuôi. Anh Luân cho biết: “Nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện Nông Cống đã tiếp sức, tạo động lực để gia đình tôi vươn lên trở thành hộ khá và làm kinh tế giỏi của xã”.
Cũng được vay vốn 100 triệu đồng theo chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo, gia đình bà Phạm Thị Hoạch, ở thôn Tiến Ích 2, xã Vĩnh Quang (Vĩnh Lộc) đã sử dụng vào việc chăn nuôi, cải tạo đất mở rộng trang trại. Đến tháng 6/2024 gia đình bà không những đã trả hết nợ ngân hàng mà còn tạo ra nguồn thu nhập ổn định hàng năm.
Còn rất nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và thoát nghèo bền vững. Hiện nay, tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH huyện Nông Cống đạt 643.610 triệu đồng. Riêng quý I/2025 đã giải ngân cho vay đạt 44.476 triệu đồng, với 609 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Nhờ đó đã góp phần tạo nguồn vốn cho 199 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có vốn để phát triển kinh tế gia đình. Tại huyện Vĩnh Lộc, tính đến thời điểm hiện tại tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH huyện đạt 414.055 triệu đồng. Riêng quý I/2025 đã giải ngân cho vay đạt 33.123 triệu đồng, với 3 lượt hộ nghèo, 37 lượt hộ cận nghèo, 44 lượt hộ mới thoát nghèo và 405 đối tượng chính sách khác được vay vốn, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 200 lao động.
Có thể khẳng định, nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã giúp các hộ nghèo, cận nghèo có vốn làm ăn, cải thiện điều kiện sống, thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Nguồn vốn vay cũng giúp nhiều hộ gia đình đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, từ đó tăng trưởng thu nhập cá nhân, tạo thêm việc làm cho người lao động địa phương, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Theo Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Nông Cống Nguyễn Xuân Bình, thời gian tới, ngân hàng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền về các chương trình tín dụng ưu đãi, đặc biệt là cho vay hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo. Đồng thời, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn và các tổ chức hội phối hợp rà soát nhu cầu vốn của đối tượng chính sách để kịp thời cho vay. Ngân hàng cũng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả và áp dụng công nghệ thông tin vào quy trình cho vay để tiết kiệm thời gian, nguồn lực.
Bài và ảnh: Mai Phương
{name} - {time}
-
2025-04-19 05:30:00
Hôm nay (19/4), thông xe 4 dự án đường bộ cao tốc, hợp long cầu Rạch Miễu 2
-
2025-04-18 21:51:00
Quyết định cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho Thiếu tá hy sinh khi truy bắt tội phạm
-
2025-04-16 17:06:00
Đánh giá công tác vận động, phân bổ, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh
Thăm hỏi, tặng quà người khuyết tật huyện Hà Trung
Phấn đấu đến năm 2030, 50% xe buýt và xe tuyến cố định sử dụng điện, năng lượng xanh
Đường sắt sắp khai thác đoàn tàu chất lượng cao tuyến Hà Nội-Vinh
Sẽ xử lý xong các bất cập đèn tín hiệu, biển báo đường bộ trong tháng 4
Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (từ 15/4 – 15/5): Nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng
Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa
Có 70.600 vé tàu đã bán tới tay hành khách dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Biển Ngư Lộc thành đô thị ven biển: Bước đi chiến lược cho phát triển bền vững
Người dân có cần làm lại thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh?