Vingroup trao hơn 640 tỷ đồng học bổng khoa học - công nghệ trong 6 năm
Tập đoàn Vingroup vừa trao Học bổng Khoa học Công nghệ (KHCN) năm 2024 cho 36 sinh viên ưu tú, nâng tổng số học bổng đã trao lên 210 suất, tổng giá trị hơn 640 tỷ đồng, chỉ trong 6 năm từ khi chương trình ra đời.
Các sinh viên, học giả Việt Nam nhận Học bổng KHCN Vingroup năm 2024.
6 năm chắp cánh cho các tài năng KHCN trẻ
Năm nay, 36 sinh viên ưu tú, có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Khoa học Máy tính, Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điện, Khoa học sinh học... đã nhận được tổng giá trị học bổng 98 tỷ đồng. Học bổng tạo cơ hội cho các sinh viên tham gia các chương trình đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ và sau Tiến sĩ tại nhiều trường Đại học danh giá hàng đầu thế giới như: Harvard, Cornell, Pennsylvania, Johns Hopkins, Michian, Ann Arbor, Học viện Công nghệ Georgia, Đại học Illinois, Đại học Công nghệ Nanyang, Queensland...
Chỉ sau gần 6 năm triển khai (từ 2019), chương trình Học bổng KHCN Vingroup đã có 70 trong 210 sinh viên hoàn thành bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ. Trong đó, 36% hoàn thành bậc Thạc sĩ tiếp tục nhận học bổng từ các đại học danh tiếng như Oxford, Harvard, Cornell, Carnegie Mellon, Melbourne, Queensland... để tiếp tục làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ; 23% đang làm việc tại các Viện nghiên cứu hay các tổ chức uy tín toàn cầu để trau dồi kinh nghiệm trước khi trở về Việt Nam; 33% đã hoàn thành chương trình và trở về nước, đảm nhận các vị trí giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước...
Đặc biệt, các sinh viên tài năng Việt Nam trong Mạng lưới Học giả trẻ Vingroup Toàn cầu đang tạo dấu ấn trên bản đồ khoa học công nghệ thế giới cũng như đóng vai trò cầu nối giữa Việt Nam và cộng đồng khoa học quốc tế. Điển hình như Nguyễn Đức An (Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Khoa học Máy tính tại Đại học Oxford, Anh. với nghiên cứu hỗ trợ con người điều khiển robot, hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định chẩn đoán y tế hay cùng đưa ra quyết định chung cho giao dịch tài chính. Công trình của Đức An đã được trình bày tại Hội nghị AAAI tại Đại học Stanford (Mỹ), Hội nghị AI Summit London (Anh) và Hội nghị ICLR Vienna (Áo).
Một cái tên tiêu biểu khác là Đào Mạnh Trí (Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Năng lượng tại Đại học California - San Diego, Mỹ) - chủ nhiệm đề tài “Mô hình quy hoạch năng lượng phát thải thấp để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện đang gia tăng của Việt Nam”, đồng thời là tác giả Báo cáo “Tăng cường sự tham gia của thanh niên vào quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam”. Minh Trí cũng là Quán quân cuộc thi Năng lượng quốc tế của Hiệp hội Kinh tế năng lượng Mỹ và Á quân Cuộc thi Địa nhiệt Cao học do Bộ Năng lượng Mỹ tổ chức.
Góp phần đào tạo nhân tài KHCN cho Việt Nam
Tiến sĩ Lê Mai Lan - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học VinUni - Đơn vị quản lý Chương trình Học bổng.
Chia sẻ về Học bổng KHCN Vingoup, Tiến sĩ Lê Mai Lan - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học VinUni - Đơn vị quản lý Chương trình Học bổng, cho biết: “Chương trình Học bổng KHCN là một hoạt động thiện nguyện xã hội của Tập đoàn Vingroup góp phần đào tạo nhân tài trong lĩnh vực KHCN cho Việt Nam. Sau 6 năm, 210 học giả tham gia Chương trình đã và đang là những nhân tố tạo ra ảnh hưởng tích cực, giải quyết các thách thức chung của Việt Nam và thế giới, đặc biệt là các vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, già hóa dân số, an toàn thực phẩm.”
Ông Andrew Goledzinowsk - Đại sứ Australia tại Việt Nam, phát biểu tại Lễ trao Học bổng.
Nhìn nhận về đóng góp của Tập đoàn Vingroup trong việc tạo nền tảng học thuật vững chắc cho thế hệ trẻ Việt bước ra thế giới, Đại sứ Australia tại Việt Nam, ông Andrew Goledzinowsk đánh giá: “Tập đoàn Vingroup vừa xây dựng VinUni - một trường đại học đẳng cấp thế giới tại Việt Nam, vừa trao các suất học bổng trị giá hàng trăm tỷ đồng để các tài năng trẻ Việt Nam có cơ hội du học ở nước ngoài. Tôi đánh giá, đó là sự đầu tư vô cùng hào phóng và đặc biệt mà Vingroup đã dành cho thế hệ trẻ Việt Nam.”
Ông Jaya Ratnam - Đại sứ Singapore tại Việt Nam, chúc mừng các sinh viên nhận học bổng.
Góp mặt tại Lễ trao học bổng, ngày 5/7 -, Đại sứ Singapore tại Việt Nam, ông Jaya Ratnam nhắn nhủ tới các sinh viên: “Dành cho các học giả chuẩn bị tới Singapore. Khi tới đất nước của chúng tôi, các bạn sẽ được tham gia vào cộng đồng người Việt Nam với 25.000 người - tất cả đều hăng say lao động, học tập và sáng tạo. Chính các bạn sẽ tạo nên nền tảng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Singapore.”
Chương trình Học bổng KHCN được Tập đoàn Vingroup sáng lập từ năm 2019 với mục tiêu tìm kiếm những tài năng để bồi dưỡng, phát triển thành những nhân tài, có khả năng dẫn dắt sự phát triển KHCN của Việt Nam trong tương lai. Đây là một trong nhiều hoạt động vì cộng đồng thuộc lĩnh vực Thiện nguyện Xã hội - một trong 3 trụ cột phát triển của Tập đoàn Vingroup, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong của tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam trong việc kiến tạo sự phát triển đột phá cho KHCN Việt Nam cũng như thế giới.
NL
{name} - {time}
-
2024-12-11 20:12:00
Chú trọng khai thác thị trường xuất khẩu
-
2024-12-11 16:34:00
Từ chăn kiến đến doanh thu trăm triệu
-
2024-07-15 07:47:00
Chỉ thị số 40-CT/TW - khẳng định vai trò “trụ đỡ” trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài cuối): Để tín dụng chính sách xã hội phát triển bền vững
Vàng thế giới dự báo tăng hàng trăm USD, tỷ giá tiếp tục “rớt thảm”
Tăng trưởng ấn tượng, tạo đà cán đích các mục tiêu phát triển năm 2024: (Bài 2) - Công nghiệp liên tục chuyển động
Cơ hội trở thành nhà cung cấp của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Bản tin Tài chính ngày 14/7: Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 3 triệuđồng/lượng
Chỉ thị số 40-CT/TW - khẳng định vai trò “trụ đỡ” trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài 2): Cánh én dệt mùa xuân
Các chi nhánh Agribank phối hợp chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản ngân hàng
Bá Thước với nhiều giải pháp bứt phá
Bảo vệ an toàn hồ chứa nước phục vụ sản xuất và dân sinh
Tăng trưởng ấn tượng, tạo đà cán đích các mục tiêu phát triển năm 2024 (Bài 1): Nhiều dấu mốc mới