Ước muốn của con
Có người nói rằng muốn quản lý được con phải biết con muốn gì, nghĩ gì. Mà những điều ấy thì tôi lại kém. Chỉ đến khi vô tình tiếp cận nhóm chat của con, tôi mới nhìn ra lỗi của mình.
Thực lòng, sau rất nhiều kế hoạch thất bại, tôi từng muốn làm gì đó cho lũ trẻ nhà mình, nhưng trong tay tôi dữ liệu về mong muốn, sở thích của chúng lại rất ít ỏi. Những đứa trẻ lớn thường không thích chia sẻ với bố mẹ. Mà khi chúng còn nhỏ thì tôi lại không quan sát, lắng nghe được nhiều. Phần vì bận việc, phần vì tôi luôn cho rằng chúng là trẻ con đã biết gì đâu, việc cần nhất vẫn phải là học.
Khi tôi tiếp cận nhóm chat của con, trên màn hình cửa sổ chat các bạn đang đề cập về kế hoạch hè sắp tới. Bạn thì nói sẽ về quê ở với ông bà, được ra đồng trải nghiệm cuộc sống nơi thôn quê. Bạn thì nói sẽ đi du lịch cùng bố mẹ. Một số bạn khác cho biết sẽ tham gia vào các lớp huấn luyện kỹ năng sống, tham gia các khóa tu mùa hè ở Thiền viện... Chả có bạn nào muốn đi học thêm khi nghỉ hè cả.
Tôi giật mình về điều ấy. Mới mấy hôm trước tôi đã chọn cho con những lớp học hè và lên kế hoạch cho việc đưa đón. Đó là những lớp học văn hóa ở nhà những giáo viên có tiếng mà tôi đã phải nhờ mối quan hệ quen thân tác động mới nhận được cái gật đầu.
Khi mà áp lực điểm sổ, thành tích trong học tập được nhiều phụ huynh ưu tiên ở mức cao nhất, đồng nghĩa họ sẽ phải đưa ra được những giải pháp đáp ứng. Người lớn nhiều khi bỏ quên, thậm chí là phớt lờ mong muốn của con.
Hồi lũ trẻ nhà tôi vào tiểu học, từng có lúc tôi nghĩ đến chuyện cho chúng học võ, học bơi, tập xe... Làm thế bởi đọc báo, xem ti vi thấy đầy rẫy những nguy cơ có thể xâm hại đến con trẻ. Nhưng rồi điều đó không tồn tại được lâu. Tôi nghĩ rằng, có lẽ vào trung học vẫn còn kịp, còn bây giờ phải học các môn văn hóa cơ bản đã. Tôi đạt được ước nguyện là con vào được trường THCS điểm của thành phố, nhưng thứ mà con chưa có chính là kỹ năng sống. Ngày ngày tôi vẫn đưa con đến trường, trong khi nhiều bạn đã tự chủ. Tôi định sẽ giải quyết vấn đề còn lại khi con vào bậc THPT, nhưng rồi vẫn bất thành. Tôi không thắng được những áp lực mà mình tự đặt ra và sự tác động từ nhiều phụ huynh khác. Thành tích học tập của con khá tốt, nhưng những thứ cũng rất cần thì con lại chưa hoàn thành. Một học sinh trung học nhưng chưa biết đi xe, chưa biết bơi và cả giao tiếp nữa.
Mong ước của tôi về kết quả học tập của con đã đạt được, nhưng chưa hẳn đã là niềm vui đầy đủ của con. Đọc những đoạn chat mà các bạn trong nhóm của con thông tin, khiến tôi lặng người đi. Tôi nghĩ mình phải điều chỉnh lại.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2025-01-15 10:11:00
Trao tặng 2.000 lít dầu ăn cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã Nghi Sơn
-
2025-01-15 10:07:00
Tăng cường công tác tiếp công dân, xử lý đơn, thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo
-
2024-05-18 08:58:00
Phát động Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân
Những người “gieo chữ” nơi cổng xứ Thanh - Bài 3: Tình yêu “nảy mầm” trên đá!
Những người “gieo chữ” nơi cổng trời xứ Thanh - Bài 2: Một đêm ở lớp xóa mù
Tuyên truyền pháp luật lao động cho 1.500 công nhân, lao động
Ấm tình đồng đội
Giáo hội Phật giáo Thọ Xuân tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024
Những người “gieo chữ” nơi cổng trời xứ Thanh - Bài 1: “Gian nan” sự học ở Pa Búa!
Dự kiến có 7 trường hợp phải đánh lại số nhà từ tháng 8/2024
Triển khai đồng bộ các giải pháp để hạn chế ngộ độc thực phẩm
Đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng