(Baothanhhoa.vn) - Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 14-11-2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2023 thay thế Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. Sau gần 15 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, đã tạo ra những chuyển biến tích cực, tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, bạo lực gia đình vẫn là một vấn đề nhức nhối.

Tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 14-11-2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2023 thay thế Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. Sau gần 15 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, đã tạo ra những chuyển biến tích cực, tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, bạo lực gia đình vẫn là một vấn đề nhức nhối.

Tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đìnhCán bộ hội phụ nữ nắm bắt tình hình, thăm hỏi gia đình bà Nguyễn Thị Mai, thôn Ná Cà 2, xã Thanh Quân (Như Xuân).

Bạo lực gia đình hiện nay chủ yếu là bạo lực tinh thần, thân thể. Đối tượng chủ yếu là trẻ em, người già, phụ nữ. Các hành vi bạo lực gia đình được biểu hiện, như: hành hạ, ngược đãi, đánh đập, cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện... Vì lý do tình cảm tế nhị nên hầu hết nạn nhân đều chấp nhận, tự dàn xếp hay chịu đựng mà không tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết; một phần do thiếu hiểu biết về pháp luật, cam chịu, không dám công khai, tố cáo khiến hành vi bạo lực gia đình gia tăng, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm cho mâu thuẫn các mối quan hệ vợ chồng, cha, mẹ với con, anh chị em... ngày càng gay gắt, gây ra tai tệ nạn xã hội, làm mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Thực hiện vai trò, trách nhiệm của tổ chức hội là đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho phụ nữ và trẻ em, các cấp hội LHPN trong tỉnh thường xuyên duy trì tổ chức, phối hợp tổ chức tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, tham gia các tổ hòa giải, thành lập các mô hình, câu lạc bộ, như: địa chỉ tin cậy, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc... để tuyên truyền, vận động và hỗ trợ đối tượng bị bạo hành. Cùng với đó, để công tác tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình thực sự hiệu quả, việc đổi mới hình thức, chú trọng nội dung tuyên truyền ngay từ cơ sở được các cấp hội coi là giải pháp hiệu quả nhất.

Từ đầu năm đến nay, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã phối hợp tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại cơ sở, trong đó, Hội LHPN tỉnh tổ chức 2 cuộc truyền thông tại 2 xã Thanh Quân, Thanh Sơn (Như Xuân); tham gia Hội thi “Tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022” khu vực miền Trung, Tây Nguyên do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế; thi online tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia. Đây là một trong những hình thức mới trong công tác triển khai thực hiện luật thông qua truyền thông giúp cán bộ, hội viên, phụ nữ, Nhân dân, thành viên các mô hình, câu lạc bộ dễ hiểu, dễ tiếp thu và đưa ra những cách xử lý tình huống trong đời sống nếu gặp phải.

Tại xã Thanh Sơn (Như Xuân), sau khi được tham dự buổi truyền thông về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, ông Lữ Văn Đảm, thôn Đồng San, xã Thanh Sơn (Như Xuân) chia sẻ: “Tôi thấy có rất nhiều biểu hiện của hành vi này trong đời sống xã hội mà chúng tôi chưa nhận ra. Khi được xem tiểu phẩm, tham gia trả lời các câu hỏi, giải quyết tình huống và được phân tích làm rõ, chúng tôi mới hiểu, có lúc, có thời điểm đã có hành vi bạo lực về kinh tế, tinh thần đối với thành viên gia đình và hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Buổi truyền thông này giúp chúng tôi được bổ sung kiến thức, kỹ năng mới, sẵn sàng tham gia vào công tác hòa giải ở cơ sở, ngăn ngừa hiệu quả biểu hiện bạo lực gia đình”.

Vừa qua, Hội LHPN huyện Ngọc Lặc đã đại diện cho Hội LHPN tỉnh tham gia Hội thi “Tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022”, khu vực miền Trung, Tây Nguyên do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức và đã đoạt giải nhất. Tiểu phẩm “Hãy cho anh cơ hội sửa sai" tham gia thi đã thực sự đi vào lòng người với nội dung câu chuyện sâu sắc và thấm thía là người chồng đã nhận ra sai lầm của mình vì hành vi bạo lực gia đình và xin cơ hội để sửa sai. Bên cạnh đó, tiểu phẩm còn lồng ghép tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng...

Xác định việc tuyên truyền pháp luật phải đạt hiệu quả thực chất, tránh hình thức, dàn trải, nhiều năm nay các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã nỗ lực đổi mới công tác tuyên truyền, chủ động phối hợp tổ chức lồng ghép và lựa chọn một số tình huống cụ thể, phù hợp để hội viên cùng tập trung phân tích, bàn luận phương án giải quyết. Từ đó, mỗi hội viên sẽ tự lĩnh hội, hình thành những kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Đồng thời, lựa chọn địa bàn cơ sở để tổ chức tuyên truyền với số lượng người tham dự đông, nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm, đưa thông tin pháp luật đến gần với người dân hơn.

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]