Truyền thông giảm nghèo bền vững
Xác định giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, công tác truyền thông chính là yếu tố quan trọng giúp người nghèo nắm vững, hiểu đúng và đầy đủ về các chính sách hỗ trợ, từ đó tiếp cận các nguồn lực để vươn lên thoát nghèo.
Phần thi của đội thi huyện Bá Thước tại Hội thi truyền thông về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024.
Để triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đạt được mục tiêu như đã đề ra, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân về Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững. UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, nhiều hoạt động truyền thông nhằm giảm nghèo về thông tin đã được triển khai ở hầu hết các cấp, ngành, địa phương góp phần tích cực trong kết quả giảm nghèo bền vững tại mỗi địa phương. Bên cạnh đó, các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo cũng đã được triển khai với nhiều hình thức, mang lại hiệu quả tích cực. Thông qua truyền thông đã động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.
Đặc biệt, việc triển khai thực hiện hiệu quả dự án 6 “Truyền thông giảm nghèo về thông tin” thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã mang lại những hiệu quả tích cực, tiếp tục khẳng định hiệu quả cũng như tầm quan trọng của công tác truyền thông trong giảm nghèo bền vững. Cụ thể, thực hiện tiểu dự án 1 với tổng vốn Trung ương giao (giai đoạn 2022-2024) là 22 tỷ 191 triệu đồng. Đến nay, toàn tỉnh đã phân bổ 100% số vốn cho các đơn vị, địa phương thực hiện. Từ nguồn vốn có được, UBND tỉnh đã giao cho Sở Thông tin và Truyền thông triển khai lập dự án sửa chữa nâng cấp 17 đài truyền thanh cho các xã đặc biệt khó khăn khu vực III với số tiền trên 8 tỷ đồng. Đồng thời, lập dự toán trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng đối với cụm thông tin điện tử tại Cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan Sơn) với nguồn kinh phí thực hiện trên 1 tỷ đồng; tổ chức 30 lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho 3.412 cán bộ thông tin, tuyên truyền; biên soạn và in 17.185 tờ rơi tuyên truyền về chính sách giảm nghèo; sản xuất 95 chương trình phát thanh tuyên truyền về chính sách giảm nghèo...
Thực hiện tiểu dự án 2, các ban, sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố đã đẩy mạnh hoạt động truyền thông về giảm nghèo với các hình thức phong phú đa dạng như: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình MTQG giảm nghèo; hợp đồng với cơ quan báo chí, truyền hình viết bài, phát phóng sự; tổ chức hội nghị đối thoại chính sách giảm nghèo; xây dựng pano, tờ rơi tuyên truyền về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và chính sách giảm nghèo; tổ chức 45 cuộc đối thoại chính sách với hơn 5.000 người tham gia...
Một góc truyền thông của huyện Nga Sơn tại Hội thi truyền thông về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024.
Đối với nhiệm vụ truyền thông, đổi mới phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, Thanh Hóa đã xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện hỗ trợ người nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, khuyến khích người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo bền vững...
Với nhiều hình thức tuyên truyền, vận động thiết thực đã tạo nên sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân cùng chung tay thực hiện công tác giảm nghèo; nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã có sự thay đổi và chuyển biến nhận thức đối với mục tiêu giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã đề ra; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo và sử dụng có hiệu quả các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và Nhân dân về công tác giảm nghèo có nhiều chuyển biến tích cực; nhiều hộ nghèo, người nghèo có ý thức, ý chí chủ động vượt khó, vươn lên thoát nghèo.
Thông qua hoạt động truyền thông, các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước được triển khai kịp thời, đầy đủ đến tận người dân, có hiệu quả và đúng quy định; người nghèo được tiếp cận nhanh chóng, thuận lợi, phát huy tác dụng của các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, tín dụng, thông tin, điện, nước sạch vệ sinh môi trường, giải quyết việc làm, nhà ở và các hỗ trợ đột xuất khác... Những hoạt động đó thực sự góp phần giúp đỡ người nghèo cải thiện đời sống, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.
Bài và ảnh: Trần Hằng
{name} - {time}
-
2024-12-13 16:49:00
Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn trao 196 suất học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
-
2024-12-13 16:01:00
Cần 80.000 đơn vị máu dự trữ cho cuối năm và Tết Nguyên đán 2025
-
2024-10-09 07:43:00
Tò he truyền thống: Vẻ đẹp văn hóa dân gian Việt Nam
Dược phẩm Tâm Bình phối hợp với Chi đoàn Cục An toàn thực phẩm khám bệnh, tặng quà tại xã Văn Khê
Tăng cường quản lý xe hợp đồng
Tích cực khắc phục sạt lở trên các tuyến giao thông đường bộ
Thiệu Hóa nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình
“Vỏ xinh được tái sinh” – Chương trình của Vinamilk thúc đẩy Gen Z, Gen Alpha tiêu dùng xanh
Công khai kinh phí hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh
Công ty Điện lực Thanh Hóa chung tay ủng hộ đồng bào vùng lũ
Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính: Nhiều tiện ích cho người dân và doanh nghiệp
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đất gây hư hỏng nghiêm trọng các công trình hạ tầng trên địa bàn huyện Mường Lát