Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hóa đẩy mạnh văn hóa đọc trong cán bộ, giáo viên, học sinh
Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hóa là cơ sở thứ 11 của hệ thống FPT School được xây dựng tại các tỉnh, thành trên toàn quốc. Với những giá trị cốt lõi đã được khẳng định sau nhiều năm phát triển giáo dục của FPT Education, trường TH, THCS & THPT FPT Thanh Hóa - ngôi trường đầy tiềm năng trong hệ thống trường phổ thông FPT Schools. Nhà trường đã, đang và sẽ mang tới nhiều giá trị đặc biệt, tạo ra một môi trường giáo dục tử tế, giàu tính trải nghiệm, là người bạn đồng hành cùng các em học sinh của tỉnh Thanh Hóa trên hành trình phát triển toàn diện, để trở thành những công dân toàn cầu trong kỷ nguyên số.
Nhà trường luôn mang lại nhiều giá trị tích cực không chỉ đơn thuần cho các em học sinh mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, văn hoá tại địa phương. Trong đó, đầu tư Thư viện và đổi mới hoạt động thư viện là yêu cầu cấp thiết hàng đầu để phát triển văn hóa đọc luôn được nhà trường chú trọng.
Hiện nay, nguồn tư liệu của thư viện nhà trường có khoảng hơn 400 đầu sách, báo với nội dung và thể loại khác nhau. Với mục tiêu, xây dựng một Thư viện trường học lớn của tỉnh Thanh Hóa, một thư viện mở theo đúng nghĩa mà ở đó sách không chỉ để trưng bày trang trí, mà để phục vụ tối đa nhu cầu đọc, mượn của học sinh. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và trung học phổ thông FPT Thanh Hóa sẽ xây dựng các kho sách số để bạn đọc có thể đến khai thác tài nguyên số hóa, tiếp cận đa dạng nguồn tài liệu.
Cùng với việc bổ sung nguồn tư liệu trong thư viện, nhà trường đã đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu sách đến cán bộ, giáo viên, học sinh với nhiều hình thức rất sáng tạo, phù hợp đem lại hiệu quả cao trong công tác phát triển văn hoá đọc: Tổ chức Chương trình Review sách, viết các bài giới thiệu các sách mới rộng rãi đến bạn đọc đăng trên trang Thư viện (Thư viện FPT School Thanh Hóa). Ngoài ra, bên cạnh đó hàng tuần đều có các tiết văn hóa đọc của khối tiểu học. Các tiết văn hóa đọc kết hợp với Thư viện bằng hình thức trực quan sinh động, theo chủ đề/ chủ điểm tạo hiệu ứng tích cực tới đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh Nhà trường.
Văn hóa đọc không chỉ là xây dựng thói quen đọc sách mà đó còn là thái độ của của người đọc đối với sách. Ý thức được điều này trong các tiết văn hóa đọc, giáo viên luôn lồng ghép hướng dẫn cho các học sinh thực hành cách đọc sách, cách lấy sách, xếp sách ở Thư viện đúng nơi quy định; Cách ngồi đọc sách đúng tư thế, Cách bảo quản và giữ gìn sách nhằm tạo dựng thói quen đọc sách cho học sinh mà còn giúp văn hóa đọc được lan tỏa.
Đọc sách làm phong phú thêm kiến thức về khoa học cũng như đời sống. Sách còn giúp các em học sinh giải trí sau những giờ học tập, có thêm vốn từ ngữ, những bài học về giá trị sống và rèn luyện nhân cách.... Do đó, rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh và phát triển văn hóa đọc trong học đường được Nhà trường quan tâm và xem đó là nhiệm vụ giúp các em nâng cao sự hiểu biết, phát triển kỹ năng sống. Cho nên, để nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc cho học sinh, nhà trường hướng đến thành lập Câu lạc bộ sách để tạo môi trường cho các em học sinh được giao lưu, chia sẻ những cuốn sách hay, bổ ích; được xây dựng thói quen đọc sách, kỹ năng đọc sách và chọn sách. Nhà trường tin tưởng rằng khi Câu lạc bộ được triển khai sẽ tạo ra một điểm đến lý tưởng để học sinh thỏa man đam mê sách và hiểu được giá trị của sách.
Đặc biệt, Trường Tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông FPT Thanh Hóa ngoài phục vụ bạn đọc là cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường, còn phục vụ đối tượng bạn đọc là người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vào cuối tuần để lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng và góp phần phát triển văn hóa, giáo dục Xứ Thanh- mảnh đất địa linh nhân kiệt, với truyền thống hiếu học.
Hàng tháng, theo định hướng đặt ra, Nhà trường sẽ tổ chức đa dạng các hình thức phát triển văn hóa đọc tại như: mời các diễn giả về nói chuyện chuyên đề về sách và văn hoá đọc, triển khai các hoạt động bạn đọc cuối tuần, triển khai các dự án sáng tạo về sách; tham gia Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” do Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Thanh Hóa phối hợp Thư viện tỉnh tổ chức, các hoạt động trong chuỗi Ngày hội sách Việt Nam 21/04 hàng năm... Các hoạt động trên giúp tạo hiệu ứng tích cực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc; kỹ năng tiếp nhận, sử dụng thông tin, trí thức, phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập.
Phát triển văn hoá đọc cho cán bộ, giáo viên, học sinh trường TH, THCS & THPT FPT Thanh Hóa và lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Bởi, việc phát triển văn hóa đọc trong nhà trường chính là một trong những hoạt động, điều kiện quan trọng để đổi mới phương pháp dạy - học, giúp cho các giáo viên, học sinh đến với sách, hình thành thói quen đọc sách và góp phần xây dựng xã hội học tập.
Tào Thị Thanh Mai
{name} - {time}
-
2024-12-21 16:01:00
Từ năm 2025, trường học được xây tăng thêm tầng
-
2024-12-21 13:27:00
Hoằng Hóa: 8 năm liên tục giữ vị trí tốp đầu kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh
-
2024-09-30 16:13:00
Học tập và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng người công dân tốt, người cán bộ tốt
Ocean Edu cùng học sinh cả nước chào đón năm học mới
Khen thưởng cô giáo giúp hơn 200 học sinh tránh “thảm họa” sạt lở đất ở Mường Lát
Nhiều điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Tự hào ngôi trường mang tên Bảng nhãn Lương Đắc Bằng
Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong giáo dục
Xây dựng phương án thi phù hợp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Thư viện Tâm Bình - “Món quà” đầu năm học mới cho trẻ vùng cao
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh vùng bão, lũ
Phấn đấu đến năm 2030 trở thành trường đại học thông minh, đổi mới sáng tạo