Triển khai sâu rộng phong trào “Bình dân học vụ số”
Thanh Hóa sẽ triển khai sâu rộng phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số (CĐS), kỹ năng số (KNS) cho người dân trên tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình CĐS.
Trường Đại học Hồng Đức đã đưa học phần công nghệ số 3, tín chỉ áp dụng cho tất cả các chương trình đào tạo trình độ đại học để giáo dục kỹ năng số cho sinh viên.
Nhằm cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và phân công cho các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Bình dân học vụ số”, Sở Khoa học và Công nghệ đã trình UBND tỉnh Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh để UBND tỉnh xem xét, báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh.
Kế hoạch xác định mục tiêu cụ thể trong năm 2025, 90% cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về CĐS; 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, KNS; 85% người dân trong độ tuổi trưởng thành có tri thức cơ bản về CĐS; 60% người dân trong độ tuổi trưởng thành được xác nhận đạt phổ cập tri thức về CĐS; 80% người lao động trong các doanh nghiệp, HTX, liên HTX, nghiệp đoàn có kiến thức cơ bản về công nghệ số, có KNS.
Năm 2026, 100% CB, CC, VC và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về CĐS; 100% học sinh từ cấp tiểu học được trang bị kiến thức KNS; 100% người dân trưởng thành có tri thức cơ bản về CĐS; 80% người dân trong độ tuổi trưởng thành được xác nhận đạt phổ cập tri thức về CĐS; 100% người lao động trong các doanh nghiệp, HTX, liên HTX, nghiệp đoàn có kiến thức về công nghệ số, có KNS.
Để triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” toàn diện, sâu rộng đến tận thôn, bản, tổ dân phố, tạo nên cuộc vận động toàn dân thi đua học tập, rèn luyện KNS, tích cực tham gia vào quá trình CĐS; cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu thực hiện phong trào, góp phần lan tỏa tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ, KNS; đồng thời chuyển hóa việc sử dụng KNS thành nhu cầu thực hiện hàng ngày của mỗi người... Tỉnh sẽ thực hiện truyền thông sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về CĐS và phong trào “Bình dân học vụ số”; tổ chức lễ phát động phong trào trên địa bàn tỉnh nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ, động viên tinh thần, đưa phong trào “Bình dân học vụ số” trở thành phong trào thường xuyên, liên tục và phát triển sâu rộng, đều khắp trên địa bàn tỉnh, trở thành bước đột phá trong nâng cao nhận thức và KNS, nhất là các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa hoặc chưa có điều kiện tiếp cận công nghệ.
Đồng thời, triển khai hướng dẫn khung KNS và việc đánh giá, xác nhận đạt trình độ phổ cập KNS cho 4 nhóm đối tượng, đó là: CB, CC, VC, người lao động trong các cơ quan Nhà nước; học sinh, sinh viên; người lao động trong các doanh nghiệp; người dân theo hướng dẫn (hoàn thành trong tháng 5/2025).
Ngoài ra, sẽ hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp, cống hiến, đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào (hoàn thành trong tháng 4/2025). Hướng dẫn triển khai cơ chế, chính sách thu hút cộng đồng, doanh nghiệp công nghệ, các tổ chức xã hội tích cực tham gia hiệu quả phong trào (hoàn thành trong tháng 6/2025) và tham mưu ban hành chính sách hỗ trợ hoạt động cho Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh (hoàn thành trong tháng 9/2025).
Thanh Hóa cũng sẽ xây dựng chương trình phổ cập KNS; hoàn thiện hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin phục vụ người dân tiếp cận, sử dụng internet và các ứng dụng số; triển khai các nền tảng học trực tuyến mở đại trà quốc gia (MOOCs), “Bình dân học vụ số”; phổ cập tri thức về CĐS, KNS cho từng nhóm đối tượng; triển khai các mô hình, phong trào lan tỏa KNS cho cộng đồng (bắt đầu triển khai từ tháng 4/2025), như: xây dựng mạng lưới “Đại sứ số”, thực hiện phong trào “Gia đình số”, mô hình “Chợ số”, “Mỗi công dân - Một danh tính số”, chương trình “Chắp cánh công nghệ”, “Tổ công nhân công nghệ”...
Nhằm nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến về hành động cho cán bộ, hội viên, phụ nữ về CĐS, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức triển khai kế hoạch hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm nâng cao nhận thức và KNS thiết yếu cho hội viên, giúp phụ nữ tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, hình thành cộng đồng thích ứng với CĐS. Theo đó, cán bộ, hội viên, phụ nữ xác định rõ vai trò của phụ nữ trong thực hiện phong trào; thành lập các tổ “Bình dân học vụ số” do phụ nữ làm nòng cốt; triển khai hiệu quả mô hình “Gia đình số”, “Mỗi phụ nữ - Một danh tính số”, góp phần lan tỏa tinh thần tự học, tự nâng cao tri thức, KNS, chuyển quá trình học tập, rèn luyện, nâng cao và ứng dụng tri thức số trở thành nhu cầu tự thân của mỗi người dân.
Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa triển khai kế hoạch hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số”.
Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa cũng đã tổ chức triển khai, phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tỉnh nhằm phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong tuyên truyền, hỗ trợ nâng cao nhận thức cho các tầng lớp Nhân dân, các cấp công đoàn về CĐS...
Tại Trường Đại học Hồng Đức, để giáo dục kỹ năng số cho học sinh, sinh viên, nhà trường đã chú trọng nâng cao năng lực đào tạo về công nghệ thông tin, đẩy mạnh triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số.
PGS. TS Đậu Bá Thìn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức chia sẻ: Từ năm 2022, nhà trường đã đưa học phần công nghệ số 3, tín chỉ áp dụng cho tất cả các chương trình đào tạo trình độ đại học để giáo dục KNS cho sinh viên chính quy, liên thông và vừa làm vừa học. Nhà trường cũng chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực, hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn, như: Vật lý chất rắn, Vật lý chất lượng cao, Kỹ thuật điện - Điện tử, Công nghệ thông tin...; đẩy nhanh quá trình CĐS trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thông qua việc phát triển các mô hình giáo dục mới dựa trên công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, tạo dựng môi trường để học sinh, sinh viên tiếp cận, hình thành KNS và hưởng lợi từ thành quả CĐS. Hiện nhà trường đang trình Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thực hiện tuyển sinh đào tạo ngành công nghệ vi mạch bán dẫn từ năm 2025. Đồng thời, tiếp tục phát huy vai trò của học sinh, sinh viên trong hoạt động tình nguyện tham gia phổ cập KNS cho người dân, trước hết là người thân trong gia đình, những người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế...
Bài và ảnh: Linh Hương
{name} - {time}
-
2025-04-13 13:24:00
Mô hình “Mỗi công dân - Một danh tính số”
-
2025-04-12 12:31:00
Khi công nghệ thắp sáng những giá trị truyền thống
-
2025-04-07 15:06:00
Xây dựng mạng lưới “Đại sứ số” - Phổ cập kỹ năng số cho cộng đồng
Xã hội số - khi người dân trở thành trung tâm của quá trình chuyển đổi số
Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh triển khai Đề án 06 phục vụ chuyển đổi số quốc gia
Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện để tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế số
Xây dựng hệ sinh thái công dân số hoàn chỉnh, đồng bộ
Thanh Hóa tăng 4 bậc trên Bảng xếp hạng về chuyển đổi số
Hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi số
Ứng dụng chuyển đổi số vào phát triển kinh tế - cơ hội tiếp cận thị trường cho phụ nữ
5 lợi ích của phòng Marketing thuê ngoài mà bạn chưa biết?
Chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân