Tổng kết Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023
Thanh Hóa là 1 trong 33 tỉnh, thành phố trên cả nước đang được Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS hỗ trợ thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023. Đây là dự án quốc tế lớn nhất tài trợ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thanh Hóa. Nguồn kinh phí từ Dự án đã giúp cho Thanh Hóa bổ sung nguồn lực đảm bảo tài chính phòng, chống HIV/AIDS hằng năm, góp phần giữ vững thành quả của mục tiêu 90-90-90 đã đạt được; phát huy và từng bước hướng tới mục tiêu 95-95-95 và loại trừ AIDS vào năm 2030.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Ngày 20/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức tổng kết Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023.
Tiến sĩ Đỗ Thái Hoà, Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại hội nghị.
Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023 được triển khai hoạt động tại 22 Trung tâm y tế tuyến huyện, 26 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 4 trại giam và 1 trại tạm giam... Theo số liệu báo cáo giám sát ca bệnh HIV, tính đến 30/11/2023, 97% số xã, phường, thị trấn đã có người nhiễm HIV/AIDS, toàn tỉnh lũy tích phát hiện 8.914 ca nhiễm HIV, gần 3.000 người nhiễm HIV đã tử vong, số người nhiễm HIV/AIDS hiện còn sống quản lý được là 4.626 người, trong đó 4.111 người hiện đang điều trị ARV. Tỷ lệ bệnh nhân đang điều trị ARV đạt 89% tổng số người nhiễm HIV hiện còn sống được báo cáo.
Trong 3 năm gần đây, mỗi năm Thanh Hóa ghi nhận gần 200 ca nhiễm HIV mới, giảm so với giai đoạn trước đó. Bản đồ dịch tễ học HIV/AIDS cho thấy dịch HIV/AIDS vẫn trong giai đoạn tập trung, tập trung ở nhóm người có hành vi nguy cơ cao là nhóm nghiện chích ma túy (NCMT) và nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Giai đoạn này ghi nhận các ca nhiễm HIV mới tăng nhanh trong nhóm MSM (tăng từ 26% năm 2021 lên 40,3% năm 2023) và tăng mạnh qua đường quan hệ tình dục không an toàn (tăng từ 50,3% năm 2021 lên 72,7% năm 2023). HIV không tập trung ở các huyện trọng điểm mà bao phủ rộng, 100% huyện, thị xã, thành phố phát hiện ca HIV mới trong năm.
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá báo cáo hoạt động can thiệp giảm hại lây nhiễm HIV giai đoạn 2021-2023.
Với mục tiêu góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030, giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan tới AIDS, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế-xã hội, trong giai đoạn 2021-2023, thực hiện Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, Thanh Hoá đã đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, cụ thể: Hoạt động tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV được triển khai với 6 mô hình tư vấn xét nghiệm, đã xét nghiệm cho gần 150.000 đối tượng có nguy cơ cao, phát hiện gần 400 ca HIV mới tại cộng đồng người tỉnh Thanh Hoá và hơn 750 ca HIV mới là người tỉnh ngoài ở các trại giam và trại tạm giam; số dương tính chiếm 1% số xét nghiệm, trong đó mô hình xét nghiệm ở trại giam, mô hình xét nghiệm ở nhóm MSM phát hiện ca nhiễm HIV mới cao đạt từ 1-3% số xét nghiệm.
Hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh, nhận thức của các đối tượng được can thiệp từ Dự án được nâng cao rõ rệt. Hoạt động điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ bệnh nhân có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96% vượt chỉ tiêu quốc gia 90%. Đến nay, tất cả các cơ sở điều trị ARV ngoài cộng đồng đã nhận thuốc ARV thông qua nguồn BHYT. Số bệnh nhân có thẻ BHYT đạt 97%. Trong 3 năm 2021-2023, tỉnh đã mua 711 thẻ BHYT cấp miễn phí cho bệnh nhân bằng nguồn ngân sách địa phương.
Hoạt động giám sát, nâng cao năng lực được Dự án rất chú trọng, hằng năm Dự án hỗ trợ kinh phí để giám sát hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo mới, đào tạo lại cho cán bộ tham gia dự án đảm bảo kiến thức chuyên môn được cập nhật, hỗ trợ kỹ thuật triển khai dự án được kịp thời.
Quang cảnh hội nghị.
Để tiếp tục nhận được tài trợ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của Dự án Quỹ toàn cầu trong giai đoạn 2024-2026, đòi hỏi Thanh Hóa triển khai hoạt động của Dự án phải đảm bảo chất lượng, có hiệu quả hơn.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động dự án giai đoạn 2021-2023; định hướng Kế hoạch dự án giai đoạn 2024-2026. Đồng thời đóng góp ý kiến rút ra những bài học kinh nghiệm, từ đó thống nhất, đề ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả cho công tác phòng chống HIV/AIDS trong thời gian tời; đề xuất các định hướng phục vụ cho công tác xây dựng Kế hoạch dự án giai đoạn 2024-2026.
Tô Hà
{name} - {time}
-
2024-11-23 15:02:00
Trường THCS Trần Mai Ninh giành giải nhì cuộc thi “Chinh phục tương lai”
-
2024-11-23 14:34:00
Hiệu quả mô hình “Dòng họ tự quản về an ninh, trật tự” ở xã Quang Trung
-
2023-12-20 08:10:00
Mức thu phí sử dụng đường bộ mới áp dụng từ 1/2/2024
Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc dịp Tết, lễ hội xuân 2024
Bộ Nội vụ công bố số người bị tinh giản biên chế trong năm 2023
Đột phá trong xuất khẩu lao động ở Thường Xuân
Đoàn chuyên gia Trung tâm Quốc gia về HIV/AIDS và CHAS, Bộ Y tế Lào trao đổi kinh nghiệm công tác phòng, chống HIV tại Thanh Hóa
Khắc phục một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06
Xử phạt vi phạm về trật tự xây dựng hơn 5,4 tỷ đồng
Nhiều tiện ích thiết thực từ thôn thông minh
Quan Sơn tập trung cho công tác giảm nghèo bền vững
Năm 2023, tinh giản hơn 7.000 biên chế từ Trung ương đến địa phương