(Baothanhhoa.vn) - Công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh dù đã có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên nhiệm vụ này vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là trong hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đòi hỏi sự quyết tâm cao hơn nữa của cả hệ thống chính trị, cùng sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân.

Tồn tại, hạn chế trong xử lý rác thải bảo vệ môi trường

Công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh dù đã có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên nhiệm vụ này vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là trong hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đòi hỏi sự quyết tâm cao hơn nữa của cả hệ thống chính trị, cùng sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân.

Tồn tại, hạn chế trong xử lý rác thải bảo vệ môi trườngNgười dân phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa) ra quân làm vệ sinh, thu gom rác thải trên địa bàn phường.

Để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực môi trường, bên cạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, thời gian qua Chi cục BVMT, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), các đơn vị chức năng, địa phương đã tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những vi phạm; đồng thời phát động các phong trào, duy trì, nhân rộng các mô hình BVMT. Ví dụ như trên địa bàn huyện Nông Cống đã và đang duy trì mô hình phân loại rác thải tại nguồn kết hợp chống rác thải nhựa do Hội LHPN huyện tổ chức với 368 hộ tham gia tại các xã Trường Sơn, Vạn Hòa, Vạn Thắng, Tượng Văn, Tân Thọ...; huyện Hoằng Hóa xây dựng mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ làm phân bón vi sinh quy mô hộ gia đình; huyện Nga Sơn nhân rộng 4 mô hình phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình ở 4 xã, thị trấn; thị xã Nghi Sơn với mô hình phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón với gần 100 hộ dân trên địa bàn thị xã tham gia...

Cùng với đó, việc xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh cũng được các ngành chức năng quan tâm thực hiện. Đến nay, toàn tỉnh đã xử lý triệt để 37/82 cơ sở, điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gồm: 23 bệnh viện, 13 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật và khu vực Hồ Thành (TP Thanh Hóa). Trong công tác thu gom, xử lý rác thải cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Qua thống kê, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh năm 2023 ước đạt khoảng 91,8%...

Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Chi cục BVMT (Sở TN&MT) đã chỉ rõ, hiện nay nhiều bãi rác quá tải so với công suất thiết kế ban đầu, một số bãi chôn lấp rác thải đang gây ô nhiễm môi trường cục bộ và ảnh hưởng đến đời sống người dân khu vực xung quanh... Trong khi đó, tiến độ thực hiện đầu tư đưa dự án xử lý rác thải sinh hoạt chậm so với yêu cầu, nhất là các dự án trọng điểm như: Nhà máy xử lý rác thải tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn; Nhà máy đốt rác thải sinh hoạt tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn; Nhà máy xử lý chất thải rắn xã Quảng Minh, TP Sầm Sơn...

Cùng với hạn chế trên, đại diện lãnh đạo Chi cục BVMT cho biết, một số địa phương đã bước đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt, song mới phân loại được chất thải có giá trị bán cho các cơ sở thu mua phế liệu, một phần chất thải thực phẩm tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, ủ làm phân bón; còn lại, hầu hết các địa phương chưa triển khai đồng bộ từ khâu phân loại, thu gom và vận chuyển, xử lý riêng chất thải đã phân loại. Trong khi biện pháp xử lý chất thải rắn chủ yếu là chôn lấp chưa đúng quy trình kỹ thuật; tỷ lệ đốt, tái chế chất thải còn thấp, lò đốt có công suất nhỏ. Tại một số bãi rác, lượng rác thải được thu gom về chưa được xử lý tạo thành điểm ô nhiễm môi trường. Trong quá trình xử lý phát sinh thêm chất ô nhiễm như nước rỉ rác, mùi hôi, chiếm dụng đất đai gây nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm không khí...

Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh hiện vẫn chưa có cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt ứng dụng công nghệ hiện đại, đồng bộ và đầy đủ các khâu xử lý đối với các loại chất thải rắn đã phân loại, như: Tái chế chất thải, đốt rác thu hồi năng lượng, ủ rác thải làm phân bón, xử lý chất thải trơ, chất thải nguy hại. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất mà ngành chức năng, chính quyền các địa phương đang phải đối diện trong công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Không ít nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đã được ngành chức năng nhận diện như do địa bàn rộng, dân cư không tập trung, quãng đường thu gom, vận chuyển lớn, nên công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt gặp khó khăn, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Việc triển khai nghiên cứu, chuyển giao công nghệ xử lý chất thải, phân loại chất thải, áp dụng sản xuất sạch hơn trong hoạt động sản xuất nhằm thu hồi, tái chế chất thải làm nguyên liệu sản xuất, giảm thiểu chất thải ra môi trường còn chậm; hoạt động tái chế mang tính nhỏ lẻ. Đặc biệt, một bộ phận cán bộ, người dân chưa chuyển ý thức thành hành động tích cực trong công tác BVMT. Ý thức về BVMT vẫn chưa thành thói quen, nếp sống của Nhân dân, thói quen tiêu dùng thiếu thân thiện với môi trường còn phổ biến ở nhiều nơi. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ quan tâm đến lợi nhuận, chưa quan tâm đúng mức cho công tác BVMT...

Thực tiễn này đặt ra và đòi hỏi sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm hơn nữa của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp cũng như sự đồng thuận, ủng hộ và ý thức, trách nhiệm trong thu gom, xử lý chất thải rắn của các tầng lớp Nhân dân trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Phong Sắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]