Tiềm năng xuất khẩu rau, quả
Với các lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do FTA mang lại, các sản phẩm rau, quả của tỉnh đang có nhiều tiềm năng mở rộng thị phần xuất khẩu sang các nước EU và châu Á.
Công nhân Công ty CP Tập đoàn EP Food, xã Đông Vinh (TP Thanh Hóa) hoàn thành sản phẩm dứa đóng hộp xuất khẩu.
Toàn tỉnh có khoảng 72.300 ha rau quả các loại, với sản lượng khoảng 590.000 tấn/năm, tập trung ở các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Hoằng Hóa, Nông Cống, Nga Sơn, Quảng Xương, Triệu Sơn, TP Thanh Hóa... Các địa phương đã xây dựng được các vùng sản xuất tập trung, thực hiện thâm canh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhiều sản phẩm rau, quả của tỉnh được công nhận OCOP cấp tỉnh 3 sao. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất tiên tiến để giúp doanh nghiệp, người dân nâng cao nhận thức và thực hành sản xuất sạch, nông nghiệp hữu cơ, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, nhất là sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Tính đến tháng 7-2022, toàn tỉnh có 17 doanh nghiệp chế biến rau quả, với công suất 109.200 tấn/năm. Các sản phẩm rau, quả chủ yếu được chế biến thông qua việc sơ chế, đóng gói, bảo quản, cung cấp khoảng 70% thị trường trong tỉnh, còn lại là các thành phố lớn trong cả nước và xuất khẩu sang thị trường các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp, Belarus... Trong 7 tháng năm 2022, các doanh nghiệp chế biến rau, quả của tỉnh đã xuất khẩu được 141.862 thùng, tương đương 5.540 tấn dưa chuột đóng hộp, dứa đóng hộp đi thị trường các nước Trung Quốc, Anh, Úc, Nga, Đức, Pháp, Israel, Estonia..., trị giá khoảng 2,39 triệu USD.
Qua kết quả xuất khẩu cho thấy, thị phần rau, quả của tỉnh tại các nước vẫn còn mờ nhạt, mới chỉ chiếm phần nhỏ nhu cầu của thị trường các nước. Bà Nguyễn Thị Phương Trà, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn EP Food, xã Đông Vinh (TP Thanh Hóa), cho biết: Là doanh nghiệp chuyên sản xuất, xuất khẩu mặt hàng trái cây đóng hộp, như dứa đóng hộp, dưa chuột ngâm dấm... Sản phẩm được xuất khẩu sang các nước châu Á, EU, Nga, UAE, Anh, Kazakhstan, Uzbekistan và các nước phát triển khác. 7 tháng năm 2022, công ty đã xuất khẩu đi thị trường các nước được 2.500 tấn dứa đóng hộp, đạt hơn 1,4 triệu USD. Nhận thấy sản phẩm dứa đóng hộp hiện đang trở thành sản phẩm phổ biến trong hệ thống bán lẻ ở các nước EU và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ở đây lớn, nên công ty đang tiếp cận mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực này. Mặc dù, có nhiều thuận lợi từ Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, nhưng khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là phải tự tìm đối tác để xuất khẩu sang thị trường các nước EU. Ngoài ra, để doanh nghiệp được hoạt động tối đa công suất và mở rộng thị trường xuất khẩu vẫn rất cần chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh để sản phẩm cạnh tranh về giá cả với sản phẩm cùng loại của các nước tham gia xuất khẩu.
Nhằm khai thác được tiềm năng xuất khẩu rau, quả của tỉnh và tiến sâu vào thị trường các nước EU, châu Á, thị trường Trung Đông, các ngành có liên quan của tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đang tích cực triển khai công tác tìm kiếm các dự án, lĩnh vực, phương thức hợp tác mới; tận dụng lợi thế của các Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) để củng cố các thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng thị trường để hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hóa. Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX sản xuất các sản phẩm rau, quả có sức cạnh tranh, bảo đảm ứng dụng đúng tiêu chuẩn quốc tế về thực hành nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, khuyến khích người trồng rau, quả áp dụng, tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn đề ra trong thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, như EUREPGAP, GlobalGAP, VietGAP... Bên cạnh đó, tích cực hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX đầu tư sản xuất, chuẩn hóa sản phẩm, đủ điều kiện đăng ký sử dụng nhãn hiệu, làm cơ sở để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau, quả. Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp, xây mới các nhà máy có dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến hiện đại, lắp đặt hệ thống bảo quản nhằm nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cho sản phẩm rau, quả.
Bài và ảnh: Lê Hợi
{name} - {time}
-
1 giờ trước
Hải quan siết chặt quản lý nhập khẩu khí N2O
-
2 giờ trước
Thực trạng các dự án Khu đô thị tại Thanh Hóa – Những bất cập từ năng lực chủ đầu tư đến quản lý Nhà nước (Bài 2): Những dự án “nhân bản” của MBQH 2125 giai đoạn 1
-
00:56 09/08/2022
Đào tạo nghề gắn với nhu cầu thực tế tại Như Thanh
Thanh Hóa thu hồi gần 90 nghìn m2 đất từ Công ty cổ phần AE Toàn Tích Thiện
Đầu tư đường giao thông kết nối Quốc lộ 45 đi huyện Triệu Sơn
Tăng cường quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn hoạt động thủy sản
Không thể mãi “té nước theo mưa”
Thanh Hóa kiên quyết khắc phục tình trạng “quy hoạch treo” và “dự án treo”
ABIC Thanh Hóa chi trả 317 triệu đồng cho khách hàng
Đào tạo, bồi huấn quản lý và lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng
Chủ động chăm sóc, bảo vệ lúa thu mùa
Thiệu Hóa tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn
Địa phương
Thời tiết
- 25°C - 30°CCó mây, không mưa
- 23°C - 29°CNhiều mây, không mưa