(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Từ những diện tích nhỏ lẻ, khó canh tác, hiệu quả kinh tế thấp... đã hình thành hàng trăm mô hình sản xuất mang lại giá trị kinh tế vượt trội.

Tích tụ đất đai - nhân lên những mô hình hiệu quả

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Từ những diện tích nhỏ lẻ, khó canh tác, hiệu quả kinh tế thấp... đã hình thành hàng trăm mô hình sản xuất mang lại giá trị kinh tế vượt trội.

Tích tụ đất đai - nhân lên những mô hình hiệu quảMô hình trồng cây ăn quả tại thị trấn Vân Du (Thạch Thành).

Những ngày này, trên cánh đồng sản xuất rau màu xã Hoằng Lưu (Hoằng Hóa), người dân đang tích cực chăm sóc diện tích sản xuất bí đỏ. Ông Lê Ngọc Hạnh, Chủ tịch UBND xã Hoằng Lưu, cho biết: “Từ diện tích trồng lạc nhỏ lẻ, xã Hoằng Lưu đã vận động người dân của 3 thôn dồn điền, đổi thửa, tích tụ tập trung đất đai để doanh nghiệp thuê đất, hình thành vùng sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến với các loại cây trồng như bí đỏ, khoai tây, bí xanh, đậu tương rau... Theo đó, vùng sản xuất tập trung với diện tích hơn 21ha đã được Công ty TNHH Đầu tư và Xây lắp Xuân Minh đầu tư các loại máy móc hiện đại vào các khâu làm đất, thu hoạch, bảo quản, lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương tự động giúp nước phân tán đều trên diện tích lớn, bảo vệ độ ẩm cho cây trồng, tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu các loại bệnh phát triển trên cây trồng”.

Ông Nguyễn Duy Kỳ, người dân thôn Phượng Ngô 1 đang tham gia sản xuất cho biết: "Chúng tôi không chỉ được công ty hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, cung ứng phân bón và giống trả chậm, mà toàn bộ sản phẩm sau khi thu hoạch đều được doanh nghiệp bao tiêu với giá đã được cam kết trong hợp đồng”. Từ đó, không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản xuất mà còn từng bước thay đổi dần tập quán canh tác, tư duy sản xuất của người dân. Từ diện tích được tích tụ tập trung, người dân xã Hoằng Lưu cũng đã đầu tư nhân rộng các mô hình như nuôi trồng thủy sản, lúa - cá, cây ăn quả, măng tây...

Tích tụ đất đai - nhân lên những mô hình hiệu quảDiện tích sản xuất rau màu tập trung, quy mô lớn tại xã Hoằng Lưu (Hoằng Hóa).

Ông Lê Trọng Hòa, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa, cho biết: "Hiện nay, các mô hình tích tụ, tập trung đất đai đã được người dân đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như: mô hình sản xuất giống lúa lai F1, mô hình trồng rau củ quả trong nhà màng, nhà lưới áp dụng công nghệ cao tại, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo hướng công nghệ cao, mô hình sản xuất khoai tây... Từ đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp như Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế An Việt, Công ty TNHH Đầu tư và Xây lắp Xuân Minh, Công ty GreenFish... đầu tư vào nông nghiệp.

Đồng Ngâu, xã Nam Giang (Thọ Xuân) vốn là khu vực chiêm trũng, thường xuyên bị ngập lụt, xã đã thực hiện tuyên truyền, vận động được 13 hộ dân thực hiện tích tụ, tập trung khoảng 35ha, chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả kinh tế sang phát triển trang trại. Hiện nay, các trang trại luôn duy trì tổng đàn khoảng 1.000 con lợn, 30.000 gia cầm, 20ha nuôi trồng thủy sản, khoảng 3ha trồng cam, bưởi, ổi... Mỗi năm, doanh thu của các trang trại đạt hàng tỷ đồng. Để người dân mạnh dạn thực hiện tích tụ tập trung đất đai, đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, xã đã đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tập trung như: trạm biến áp 180KVA, xây dựng mới 2km đường bê tông trục chính...

Hiện nay, công tác tích tụ, tập trung đất đai đã được thực hiện rộng khắp ở 27/27 huyện, thị xã, thành phố, là tiền đề để ứng dụng khoa học - kỹ thuật, phát triển nông nghiệp quy mô lớn gắn với liên kết sản xuất. Trong đó, điển hình là các địa phương có điều kiện sản xuất nông nghiệp như Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, Nga Sơn... với các mô hình sản xuất hạt giống lúa lai F1, giống lúa thuần và lúa thương phẩm, trồng cây ăn quả, dược liệu, nuôi trồng thủy sản, phát triển trang trại chăn nuôi quy mô lớn, các mô hình trồng rau, quả trong nhà màng, nhà lưới, trồng ngô sinh khối... Đa phần các mô hình đều ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn từ 2,5 đến 3 lần so với sản xuất truyền thống.

Từ hiệu quả đã được khẳng định, các địa phương cần tiếp tục thực hiện tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp chủ động thực hiện tích tụ, tập trung đất đai. Từ đó, gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình phù hợp, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Bên cạnh đó, có chính sách hỗ trợ, thu hút, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết sản xuất, từ việc tổ chức, chỉ đạo sản xuất, thu mua chế biến, tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]