Thực hiện các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh cho lúa thu mùa
Để bảo vệ lúa vụ mùa sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất, chất lượng cao, ngành nông nghiệp đang tích cực phối hợp với các địa phương trong tỉnh hướng dẫn bà con nông dân thực hiện các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh gây hại.
Người dân phường Quảng Châu (TP Sầm Sơn) phòng trừ sâu bệnh hại lúa thu mùa.
Vụ mùa năm 2024 toàn tỉnh đã gieo cấy 111.826,5ha/112.900ha lúa (đạt 99,05% kế hoạch). Theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay một số diện tích lúa tại các huyện vùng đồng bằng, ven biển và miền núi xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ với mật độ phổ biến 5 - 15 con/m2; sâu non sâu đục thân với mật độ 0,05 - 1 ổ/m2. Trên địa bàn các huyện miền núi và ven biển xuất hiện bệnh rầy nâu, rầy lưng trắng trên lúa với mật độ rầy phổ biến 50 - 80 con/m2. Ngoài ra, ở một số địa phương lúa bị nhiễm bệnh vàng lá nghẹt rễ, ngộ độc hữu cơ gây hại cục bộ tại một số chân ruộng sâu trũng, chua phèn, ruộng làm đất không kỹ; bệnh khô vằn phát sinh và gây hại nhẹ, rải rác tại một số ruộng lúa lai cấy dày, bón phân không cân đối, tỷ lệ bệnh phổ biến 3 - 5%..
Theo Trưởng Phòng Bảo vệ thực vật (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) Hoàng Xuân Nghĩa, dự báo từ nay đến cuối vụ, sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục gây hại rải rác tại các ruộng lúa bón nhiều đạm, lá xanh tốt, rậm rạp. Sâu non sẽ xuất hiện và gây hại nhẹ đến trung bình trên các trà lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh đứng cái đến ôm đòng. Các bệnh rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục nhân nhanh mật độ và gây hại nhẹ trên lúa cuối giai đoạn đứng cái đến ôm đòng. Đặc biệt lưu ý, do ảnh hưởng của bão số 2 vừa qua, rầy di cư có thể gây bệnh lùn sọc đen Phương Nam, do rầy có thể mang vi-rút lùn sọc đen di trú theo bão vào Việt Nam... cần theo dõi chặt chẽ, xác định thời điểm rộ và mật độ để phòng trừ một cách hiệu quả.
Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực phối hợp với các địa phương trong tỉnh điều tra, theo dõi các đối tượng sâu bệnh trên cây trồng vụ thu mùa 2024. Đồng thời, thực hiện các biện pháp điều tiết nước hợp lý, duy trì mực nước từ 3 - 5cm trên mặt ruộng kết hợp bón phân đầy đủ, hợp lý để cây lúa sinh trưởng phát triển, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Những diện tích bị ngập úng cần tập trung tiêu úng, thoát nước nhanh chóng, kịp thời, ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích lúa bị ngập nặng. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ thiên địch và tránh việc bùng phát dịch về giai đoạn sau.
Đối với các diện tích lúa cuối giai đoạn đẻ nhánh đến đứng cái, nếu mật độ sâu cuốn lá nhỏ từ 50 com/m2 trở lên hướng dẫn người dân tiến hành phun phòng trừ. Cùng với đó, các địa phương tăng cường kiểm soát việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc ngoài danh mục, thuốc hết hạn sử dụng và lợi dụng tình hình dịch bệnh để bán kèm thuốc không đúng chủng loại và tăng giá thuốc; phân công cán bộ kỹ thuật bám sát đồng ruộng, theo dõi tình hình sâu bệnh hại, dịch hại gây ra để có biện pháp chủ động phòng trừ kịp thời; thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có biện pháp chủ động ứng phó kịp thời với những ảnh hưởng xấu của thời tiết gây ra... Trước mắt, ngành nông nghiệp và các địa phương tập trung thực hiện các biện pháp khắc phục diện tích lúa bị ngập úng do bão số 2 và mưa lũ gây ra trong thời gian từ ngày 21 - 23/7/2024 vừa qua. Đối với những diện tích lúa bị thiệt hại trên 70%, nếu khả năng tiêu thoát chủ động trong thời gian tới có thể sử dụng các giống ngắn ngày (VL 20, SV181, TBR 87, TBR 97, Khang Dân 18) để gieo cấy lại. Những diện tích có mức độ thiệt hại thấp cần hướng dẫn người dân đẩy mạnh chăm sóc sau ngập úng bằng cách vừa kết hợp bón phân, sục bùn, vừa phun chế phẩm kích thích sinh trưởng qua lá, tỉa lúa để chắm dặm cho lúa sinh trưởng, phát triển...
Bài và ảnh: Lê Hợi
{name} - {time}
-
2025-01-12 23:32:00
Nền tảng để Thanh Hóa cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
-
2025-01-12 16:38:00
Doanh nghiệp Thanh Hóa với danh hiệu “Sao Vàng Đất Việt”
-
2024-07-31 08:36:00
Những “báu vật” gia vị Việt được xuất khẩu ra thế giới
Bản tin Tài chính (31/7): Giá vàng giảm mạnh
Medic Holding đưa Phòng khám Đa khoa Medic Yên Định vào hoạt động
Kết nối cơ hội sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nội thất và phòng cháy chữa cháy
Giữ rừng ven biển
Đề nghị đưa 80 tàu cá ra khỏi danh sách có nguy cơ cao vi phạm IUU
Bộ Tài chính “chốt” trình tăng thuế thuốc lá, rượu bia
Từ nghị quyết “mở đường” đến động lực “nâng hạng” thành thị xã Hoằng Hóa (Bài cuối): Hiện thực hóa khát vọng trở thành thị xã
Khai trương và đưa vào hoạt động máy CDM tại thị xã Nghi Sơn
Kỳ vọng những HTX “tân binh”