Thị trấn Thường Xuân phát triển công nghiệp, xây dựng, dịch vụ
Với lợi thế có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, những năm gần đây thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân đã có nhiều giải pháp vận động người dân và doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), xây dựng, dịch vụ, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Shophouse của Công ty TNHH Mai Linh Star hoàn thiện và đưa vào sử dụng sẽ tạo điểm nhấn về phát triển CN-TTCN, dịch vụ trên địa bàn thị trấn Thường Xuân.
Được tạo điều kiện về mặt bằng, thủ tục hành chính, cuối năm 2019 Công ty TNHH Mai Linh Star đã đầu tư mua bến xe khách thị trấn Thường Xuân, đầu tư xây dựng lại cơ sở hạ tầng như bãi đỗ xe, nhà chờ, phòng vé và các công trình phụ trợ kèm theo. Đến nay bến xe khách thường xuyên có trên 30 đầu xe (chủ yếu là xe khách liên tỉnh) vào bến, tạo việc làm thường xuyên cho 11 lao động. Cùng với đó, năm 2023 công ty tiếp tục đầu tư xây dựng 11 căn nhà Shophouse để cho thuê làm dịch vụ với tổng giá trị đầu tư 15 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND thị trấn Thường Xuân Cầm Bá Huyến cho biết: Những năm qua thị trấn xác định phát triển ngành nghề CN-TTCN là thế mạnh của địa phương, góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Các sản phẩm thế mạnh của địa phương là chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, điện, may mặc... Đến nay, trên địa bàn thị trấn đã thu hút được 61 doanh nghiệp, 130 hộ hoạt động công nghiệp - xây dựng, 6 HTX, 541 hộ kinh doanh dịch vụ. Một số doanh nghiệp có doanh thu lớn, tiếp tục đóng góp tích cực cho sự gia tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp trên địa bàn thị trấn, trong đó có 2 nhà máy thủy điện là Xuân Minh, Cửa Đạt; nhà máy gạch không nung Gia Hiếu; Công ty CP phát triển công nghệ cao Yên Trường; Công ty TNHH may H&H Green - Chi nhánh Thường Xuân...
Đặc biệt, trên địa bàn thị trấn đã hình thành điểm du lịch cộng đồng bản Mạ (thuộc khu phố Thanh Xuân) thu hút 4 cơ sở kinh doanh dịch vụ và 10 hộ gia đình tham gia tiếp cận du lịch cộng đồng. Năm 2023 giá trị sản xuất CN-TTCN, xây dựng, thương mại, dịch vụ trên địa bàn ước đạt 393 tỷ đồng, chiếm 82% tổng thu toàn xã hội.
Tuy nhiên, phát triển CN-TTCN trên địa bàn thị trấn Thường Xuân vẫn còn không ít khó khăn. Sản xuất công nghiệp vẫn mang tính nhỏ lẻ, hàng hóa chưa đa dạng, thị trường đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định. Tuy trên địa bàn thị trấn đã có 1 cụm công nghiệp, nhưng việc bố trí nguồn lực đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật của cụm công nghiệp còn hạn chế.
Thời gian tới, thị trấn Thường Xuân tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề CN-TTCN. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, thu hút các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó tập trung khai thác các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trên cơ sở tiềm năng của huyện; xây dựng cơ chế hỗ trợ các cơ sở tiểu thủ công nghiệp; tiếp tục có giải pháp kêu gọi thu hút đầu tư vào các ngành nghề là thế mạnh của địa phương...
Bài và ảnh: Khánh Linh
{name} - {time}
-
2024-11-22 10:26:00
Cận cảnh hiện trường gần 200 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước
-
2024-11-22 10:20:00
Chung tay xóa nhà tạm, dột nát: Mái ấm cho đồng bào trong kỷ nguyên vươn mình
-
2023-12-09 14:39:00
Cao Sơn, “trái ngọt” đầu mùa
Cuối năm và điều phải tránh
Phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi
Điều chỉnh cục bộ vị trí cột và vi chỉnh đoạn tuyến qua địa phận xã Đại Lộc
Những tuổi thơ “rơi lại” nơi bệnh viện
Phát huy vai trò của công đoàn trong trường học
Đánh giá một năm thực hiện mô hình “Địa chỉ tin cậy” trong phòng, chống bạo lực gia đình
“Đèn đỏ được rẽ phải”, xin hãy nhường đường
Đặc sản Gạo nếp hạt cau Mường Đủ và hành trình vươn tầm
Như Thanh tập huấn, phổ biến kiến thức cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số