(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, ngành nông nghiệp của tỉnh đang tập trung tháo gỡ những “điểm nghẽn” còn tồn tại để xây dựng, phát triển nền nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong nông nghiệp

Hiện nay, ngành nông nghiệp của tỉnh đang tập trung tháo gỡ những “điểm nghẽn” còn tồn tại để xây dựng, phát triển nền nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Tháo gỡ điểm nghẽn trong nông nghiệpSản xuất hoa trong nhà màng tại xã Nga Thành (Nga Sơn).

Theo nhận định của ngành nông nghiệp, hạn chế lớn nhất trong nông nghiệp của tỉnh vẫn là sản xuất quy mô nhỏ, phân tán, hầu hết là sản xuất nông hộ; năng suất, chất lượng nông lâm sản và hiệu quả sản xuất chưa cao; chuyển đổi diện tích cây trồng hiệu quả thấp sang các loại cây có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ sản phẩm còn chậm. Hình thức tổ chức sản xuất mặc dù đã có chuyển biến tích cực, song chưa thực sự ổn định, chủ thể sản xuất chủ yếu là nông hộ, đơn lẻ, chưa có liên kết theo chuỗi ổn định. Toàn tỉnh có 1.314 HTX, trong đó có tới 300 HTX xếp loại trung bình (chiếm hơn 22%), 27 HTX yếu kém (chiếm 2,05%), 184 HTX không đủ tiêu chuẩn xếp loại (chiếm 14%). Số HTX, tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả chưa nhiều và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh cũng như các doanh nghiệp, HTX chưa được quan tâm đúng mức. Trên địa bàn tỉnh chưa có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, có thế mạnh, sản lượng lớn, có thương hiệu để cạnh tranh với nông sản trong và ngoài nước. Việc hỗ trợ của Nhà nước cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, chưa khuyến khích được doanh nghiệp và hộ nông dân đầu tư để tích tụ ruộng đất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thiết bị công nghệ mới vào sản xuất. Từ những “điểm nghẽn” trên khiến sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Tháo gỡ điểm nghẽn trong nông nghiệpMô hình sản xuất rau thủy canh tại xã Yên Trung (Yên Định) cho hiệu quả kinh tế cao.

Dự báo, sản xuất nông nghiệp thời gian tới của tỉnh tiếp tục gặp nhiều rủi ro về chuỗi cung ứng, nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu còn lớn, truyền thống chậm phục hồi; hạ tầng nông nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động thấp... Cùng với đó là những thách thức về thiên tai, dịch bệnh tác động bất lợi đến phát triển nông nghiệp. Để xây dựng, phát triển nền nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị tăng cao, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, ngành nông nghiệp đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai; phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, như: gạo, rau, quả, mía đường, ngô... Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng giống mới, năng suất và chất lượng cao, thực hiện các giải pháp quy trình kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng cơ giới hóa và phát triển công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch...

Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Viết Chọn, xác định rõ thuận lợi, khó khăn và nhận diện những “điểm nghẽn”, ngành nông nghiệp tiếp tục chỉ đạo phát triển các chuỗi liên kết sản xuất đã và đang hình thành, đi vào chiều sâu, phát triển rõ nét và bền vững, trong đó doanh nghiệp làm trung tâm để liên kết với các tổ chức sản xuất. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, HTX có được các thông tin về đất đai, quy hoạch, tìm được các vị trí phù hợp, thực hiện thuê đất có mặt bằng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp... Cùng với đó, ngành nông nghiệp tập trung rà soát và hướng dẫn, hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp, HTX tiếp cận các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh ban hành về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tập trung nghiên cứu chọn tạo giống lúa mới có năng suất khá, chất lượng gạo tốt; chọn tạo, phục tráng, bình tuyển giống cây ăn quả, theo hướng năng suất, chất lượng cao có khả năng kháng sâu bệnh và các điều kiện bất lợi của thời tiết, thích hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. Nhằm khai thác tối đa nguồn tài nguyên đất, sử dụng hợp lý, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp đang tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn của Trung ương xây dựng và số hóa bản đồ nông hóa thổ nhưỡng phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp giai đoạn 2.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]