(Baothanhhoa.vn) - Theo kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ 16/9/2024, trên mạng di động sẽ không còn thuê bao 2G. Tuy nhiên, từ tháng 9/2024 đến tháng 9/2026, bộ vẫn cấp phép cho các nhà mạng duy trì công nghệ 2G để cung cấp dịch vụ cho thuê bao 3G và 4G không có dịch vụ thoại. Từ tháng 9/2026, băng tần 900 MHz (đang dùng cho 2G) sẽ được thu hồi, đấu giá và cấp phép cho mạng 4G. Chủ trương dừng công nghệ 2G sẽ mang đến nhiều lợi ích to lớn...

Tắt sóng mạng 2G - “Mở lối” đưa người dân lên môi trường số (Bài 1): Lộ trình tắt sóng mạng 2G

Theo kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ 16/9/2024, trên mạng di động sẽ không còn thuê bao 2G. Tuy nhiên, từ tháng 9/2024 đến tháng 9/2026, bộ vẫn cấp phép cho các nhà mạng duy trì công nghệ 2G để cung cấp dịch vụ cho thuê bao 3G và 4G không có dịch vụ thoại. Từ tháng 9/2026, băng tần 900 MHz (đang dùng cho 2G) sẽ được thu hồi, đấu giá và cấp phép cho mạng 4G. Chủ trương dừng công nghệ 2G sẽ mang đến nhiều lợi ích to lớn...

Tắt sóng mạng 2G - “Mở lối” đưa người dân lên môi trường số (Bài 1): Lộ trình tắt sóng mạng 2GÔng Vi Thanh Tiên ở khu phố Thanh Xuân, thị trấn Thường Xuân (Thường Xuân) vẫn giữ thói quen sử dụng điện thoại feature phone. Ảnh: Linh Hương

Chủ trương dừng công nghệ 2G, chuyển sang 4G được xem là bước ngoặt trong phát triển hạ tầng viễn thông, là “chìa khóa” mở lối đưa người dân lên môi trường số với nhiều tiện ích và dịch vụ số phong phú, giải phóng băng tần, tiết kiệm tài nguyên dành cho các công nghệ mới, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Thay đổi thói quen

Đã nhiều năm nay, ông Vi Thanh Tiên ở khu phố Thanh Xuân, thị trấn Thường Xuân (Thường Xuân) vẫn giữ thói quen sử dụng điện thoại feature phone hay còn được gọi với cái tên điện thoại “cục gạch” (những chiếc điện thoại cơ bản không hỗ trợ chạy hệ điều hành mà chủ yếu chỉ dùng để nghe, gọi). Ông Tiên cho biết: “Tôi dùng điện thoại “cục gạch” từ lâu nên thành quen. Hơn nữa, công việc của tôi thường xuyên phải đi rừng, dùng điện thoại cục gạch lâu hết pin, khỏe sóng. Những ngày đi rừng vất vả, nắng nóng làm tay bị ra mồ hôi nhiều nhưng khi cần dùng điện thoại vẫn có thể dùng thoải mái. Thời gian vừa qua, tôi cũng đã được nghe phổ biến về việc chuyển đổi lên mạng 4G, sắp tới cũng sẽ đi chuyển đổi, nhưng chắc là cũng chỉ chuyển sang loại điện thoại “cục gạch” có hỗ trợ 4G thôi”.

Khu phố Thanh Xuân hiện có 54 hộ dân với 248 nhân khẩu, bí thư chi bộ, trưởng khu phố Thanh Xuân Vi Văn Tiên, cho biết: “Khu phố đã có khoảng 60 - 70% người dân sử dụng điện thoại thông minh. Số còn lại vẫn đang sử dụng điện thoại “cục gạch”. Để người dân nắm bắt được chủ trương tắt sóng mạng 2G của Nhà nước, chúng tôi đã tuyên truyền đến người dân trên hệ thống loa truyền thanh và thông qua các cuộc hội, họp khu phố. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, người sử dụng điện thoại “cục gạch" đa phần là người cao tuổi nên việc tiếp cận, chuyển đổi sim và điện thoại vẫn còn chậm”.

Tương tự, tại khu phố Tiến Sơn 1, thị trấn Thường Xuân, những người hiện đang sử dụng điện thoại cục gạch thường là những người già, hộ nghèo, cận nghèo... Trưởng khu phố Tiến Sơn 1 Cầm Bá Lương, cho biết: “Tuyên truyền chủ trương về tắt sóng mạng 2G, chúng tôi đã thông tin đến bà con về lộ trình tắt sóng, chính sách hỗ trợ chuyển đổi điện thoại, chuyển đổi sim 4G của các nhà mạng để người dân nắm bắt và thực hiện”.

Theo lộ trình tắt sóng mạng 2G, Hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn GSM (hệ thống 2G) hiện có được cấp lại giấy phép băng tần 900Mhz/1800MHz tại thời điểm tháng 9/2024 khi đáp ứng điều kiện: Kể từ ngày 16/9/2024, không cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao kết nối vào mạng GSM cho mục đích truyền, nhận dữ liệu giữa thiết bị với thiết bị (M2M) hoặc cung cấp dịch vụ tại khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK.

Căn cứ quy hoạch các băng tần 900MHz/1800MHz, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ không cấp phép lại việc sử dụng các băng tần 900MHz/1800MHz nếu doanh nghiệp không có phương án đảm bảo không còn thuê bao sử dụng thiết bị đầu cuối chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM (2G only) hoạt động trên mạng từ ngày 16/9/2024.

Đồng thời, với việc ngừng phát sóng 2G, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đưa ra giải pháp triển khai dừng công nghệ 2G và thúc đẩy chuyển đổi điện thoại thông minh. Các doanh nghiệp viễn thông sẽ hỗ trợ thuê bao chuyển đổi sang sử dụng máy điện thoại công nghệ cao hơn bằng việc thực hiện chương trình hỗ trợ kinh phí mua máy smart phone 4G hoặc điện thoại feature phone 4G và ban hành các gói cước hỗ trợ thuê bao chuyển đổi, thực hiện đến 16/9/2024.

Hiện nay, trên thị trường, ngoài điện thoại thông minh, thì điện thoại feature phone 4G có ưu điểm rõ rệt là khả năng kết nối ổn định, tốc độ truy cập nhanh và sử dụng công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, người dùng điện thoại “cục gạch” hoàn toàn có thể yên tâm tiếp tục sử dụng loại điện thoại feature phone 4G mà không cần phải chuyển sang điện thoại thông minh nếu không sẵn sàng.

Để không ai bị bỏ lại phía sau

Mạng 2G có mặt tại Việt Nam từ năm 1993. Sau gần 30 năm, mạng 2G đã trở nên lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của các dịch vụ viễn thông cũng như nhu cầu truy cập internet tốc độ cao, dung lượng lớn để giải quyết các thủ tục hành chính, làm việc, học tập, giải trí, kinh doanh, mua bán trên các sàn thương mại điện tử... của người dân. Bên cạnh đó, mạng 2G đã bộc lộ nhiều lỗ hổng bảo mật thông tin, đang bị các tổ chức tội phạm mạng tận dụng khai thác, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho người dùng.

Tại Thanh Hóa, thực hiện chủ trương tắt sóng mạng 2G, các đơn vị viễn thông đang tích cực triển khai các phương án hỗ trợ tối ưu cho người dùng với phương trâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Sau khi được nhà mạng Viettel hỗ trợ chuyển đổi từ công nghệ 2G, sang 4G, bà Vi Thị Dung, bản Na Mèo, xã Na Mèo (Quan Sơn) vui mừng chia sẻ: Tôi đã học và sử dụng được rất nhiều tiện ích trên điện thoại thông minh như xem thông tin, tham gia mạng xã hội zalo, facebook, gọi điện thoại bằng hình ảnh cho con gái đang đi làm ăn ở tận Hưng Yên... Với chất lượng hình ảnh, âm thanh rõ nét, đường truyền ổn định. Đối với những nơi trước đây không có sóng, hoặc sóng yếu thì nay cũng đã có thể liên lạc ổn định nên rất thuận tiện khi có công việc cần liên lạc. Ngoài ra, việc tiếp cận với thông tin mới, nhanh chóng cũng giúp đồng bào chúng tôi mở mang, học thêm được nhiều điều mới, lạ, bổ ích.

Hiện nay, đang là thời điểm nước rút để các nhà mạng triển khai phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu cho người dùng trước khi “giờ G” điểm.

Ông Hoàng Văn Dũng, Giám đốc Viettel Quan Sơn chia sẻ: Ngay từ đầu năm, chúng tôi đã phối hợp với UBND huyện Quan Sơn đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân về lộ trình tắt sóng mạng 2G, các chính sách hỗ trợ chuyển đổi của tập đoàn... Ngoài các điểm chuyển đổi chính thức, chúng tôi còn có hệ thống nhân viên bán hàng tại mỗi xã, thị trấn để kịp thời tư vấn, hỗ trợ người dân. Viettel Quan Sơn đang dồn lực, phấn đấu hoàn thành chuyển đổi đúng thời gian quy định để người dân không bị gián đoạn liên lạc.

Để tích cực hỗ trợ người dân chuyển đổi sang sim, sóng 4G, MobiFone Thanh Hóa cũng đang tích cực triển khai hỗ trợ thuê bao chuyển đổi sang sử dụng máy điện thoại công nghệ cao hơn: Thực hiện chương trình hỗ trợ kinh phí mua máy smart phone 4G hoặc điện thoại feature phone 4G và thực hiện các gói cước hỗ trợ thuê bao chuyển đổi theo quy định.

Ông Hàn Ngọc Cường, Phó Giám đốc MobiFone Thanh Hóa, cho biết: MobiFone hiện đang thực hiện song song 2 chương trình hỗ trợ là: Tặng máy 4G cho khách hàng thuộc đối tượng đang sử dụng máy feature phone và chưa đăng ký gói cước 4G. Để được tặng 1 máy 4G thuê bao cần đăng ký gói cước 12CD70, sẽ được miễn phí cuộc gọi nội mạng dưới 10 phút và 70 phút ngoại mạng (trong đó, danh sách đối tượng lên đến 5.000 thuê bao); chương trình mua máy 4G với giá ưu đãi chỉ từ 335.000 đồng/máy...

Chủ trương tắt sóng mạng 2G là xu hướng tất yếu, phù hợp với sự phát triển công nghệ hiện đại, nhằm mục đích tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễn thông hiện đại hơn, giúp giảm thiểu chi phí vận hành từ các nhà mạng do duy trì công nghệ 2G rất tốn kém... Tắt sóng mạng 2G cũng góp phần làm giảm ô nhiễm điện từ; phát triển công nghệ xanh, ngoài ra, công nghệ 3G, 4G cũng giúp người dân tiếp cận các dịch vụ số theo mô hình mới một cách thuận tiện, nhanh chóng hơn...

Linh Hương

Bài 2: Hòa nhịp sống số.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]