(Baothanhhoa.vn) - Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) hiện đang bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp ở một số tỉnh, thành phố trên cả nước, ảnh hưởng tiêu cực đến người chăn nuôi, cũng như nguồn cung thực phẩm... Trước tình hình đó, tỉnh Thanh Hóa đang tập trung thực hiện các giải pháp để ngăn chặn, phòng chống bệnh dịch xâm nhập vào địa bàn.

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) hiện đang bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp ở một số tỉnh, thành phố trên cả nước, ảnh hưởng tiêu cực đến người chăn nuôi, cũng như nguồn cung thực phẩm... Trước tình hình đó, tỉnh Thanh Hóa đang tập trung thực hiện các giải pháp để ngăn chặn, phòng chống bệnh dịch xâm nhập vào địa bàn.

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường, tiêu diệt mầm bệnh nguy hiểm.

Từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 410 ổ DTLCP tại 40 tỉnh, thành phố với số lượng con nuôi mắc bệnh, chết và bị tiêu hủy tăng 53,74% so với cùng kỳ. Hiện nay, tại các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa là Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Nghệ An, dịch bệnh đang diễn biết rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, Thanh Hóa là tỉnh có tổng đàn lợn lớn, với khoảng 1,3 triệu con, tập trung chủ yếu ở các huyện chăn nuôi trọng điểm như: Nông Cống, Yên Định, Triệu Sơn, Thọ Xuân... mật độ chăn nuôi cao; chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Bên cạnh đó, công tác kiểm soát vận chuyển, buôn bán lợn, các sản phẩm từ lợn và kiểm soát giết mổ gặp nhiều khó khăn. Sau một thời gian dịch bệnh được khống chế, đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là ở một số hộ chăn nuôi.

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài, đường lây truyền dịch bệnh rất phức tạp; lại chưa có thuốc điều trị nên nguy cơ bệnh dịch xâm nhiễm, tái phát và gây hại trên địa bàn tỉnh ta là rất cao...

Trước thực tế đó, công tác phòng, chống dịch đang đặt ra yêu cầu cao hơn, đòi hỏi ngành nông nghiệp, các địa phương, hộ chăn nuôi không chủ quan, lơ là. Trong đó, các địa phương cần tập trung thực hiện nghiêm túc một số giải pháp như: Tổ chức quản lý chặt chẽ công tác tăng đàn, tái đàn lợn đảm bảo các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học; tập trung nguồn lực triển khai giám sát dịch bệnh đến tận thôn bản; thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường; áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi...

Bên cạnh đó, chú trọng rà soát, tổ chức tiêm phòng bổ sung vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn lợn; nhất là tại các địa phương có nguy cơ dịch bệnh cao, bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm vắc xin.

Đồng thời, bố trí kinh phí chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, vật tư, dụng cụ, hoá chất sát trùng, vôi bột, vắc xin... để ứng phó kịp thời bao vây dập tắt các ổ dịch ngay khi mới xảy ra trong diện hẹp.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đang tăng cường tổ chức lấy mẫu giám sát bệnh DTLCP để kịp thời phát hiện cảnh báo sớm nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, thành lập các đội phản ứng nhanh để chỉ đạo, hướng dẫn xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay khi mới xuất hiện, không để dịch lây lan ra diện rộng; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán lợn và sản phẩm từ lợn vào địa bàn; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong buôn bán, vận chuyển lợn không đúng quy định.

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]