(Baothanhhoa.vn) - Nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô, ngành giao thông - vận tải (GT-VT) và các lực lượng có liên quan của tỉnh đã tích cực thực hiện các giải pháp và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phục vụ tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường quản lý xe hợp đồng

Nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô, ngành giao thông - vận tải (GT-VT) và các lực lượng có liên quan của tỉnh đã tích cực thực hiện các giải pháp và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phục vụ tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường quản lý xe hợp đồngVẫn còn tình trạng xe khách, xe hợp đồng đón khách không đúng nơi quy định tại đầu cầu Nguyệt Viên, phường Đông Hải (TP Thanh Hóa). (Ảnh chụp lúc 10 giờ ngày 8/10/2024).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 736 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng với 1.057 phương tiện. Trong đó, có 113 doanh nghiệp với 472 xe; 10 HTX với 27 xe; 614 hộ kinh doanh với 558 xe, với các loại hình vận tải như xe tuyến cố định, xe hợp đồng, xe taxi và xe buýt...

Nhìn chung, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh cơ bản chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Chính phủ, Bộ GT-VT và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, qua đó phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển hành khách. Phần lớn các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe hợp đồng thực hiện vận chuyển khách theo hợp đồng bằng văn bản giấy hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải với người thuê vận tải có nhu cầu thuê... Tuy nhiên, do nắm bắt tâm lý của người dân ngại chờ đợi, muốn được đưa đón tận nhà, nên các đơn vị vận tải, văn phòng, chi nhánh sử dụng xe hợp đồng, du lịch từ 9 - 11 chỗ để vận chuyển khách đang “lách luật” trá hình hoạt động vận tải khách tuyến cố định, lập “bến cóc” đón trả khách ngay tại văn phòng, chi nhánh ở các tuyến đường nội thị TP Thanh Hóa, gây ùn tắc giao thông; tạo cạnh tranh không lành mạnh với hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định. Một số đơn vị có xe kinh doanh vận tải đã được cấp phù hiệu, nhưng khi bán hoặc ngừng kinh doanh không thu lại phù hiệu nộp về Sở GT-VT để quản lý và gỡ bỏ thông tin trên hệ thống giám sát hành trình của Cục Đường bộ Việt Nam, gây khó khăn trong công tác quản lý...

Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, Thanh tra Sở GT-VT đã thành lập 3 tổ công tác tập trung kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hình thức hợp đồng. Từ ngày 11/4 đến tháng 9/2024, các tổ công tác đã tiến hành kiểm tra 34 đơn vị kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng đang quản lý, điều hành 260 xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng. Qua kiểm tra thực tế, Thanh tra Sở GT-VT đã lập biên bản vi phạm hành chính, ban hành quyết định xử phạt 6 đơn vị vi phạm các quy định trong hoạt động kinh doanh vận tải và tước 1 phù hiệu “Xe hợp đồng”.

Tăng cường quản lý xe hợp đồngLực lượng Thanh tra Sở Giao thông - Vận tải tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Trong 9 tháng năm 2024, thông qua việc trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, Sở GT-VT đã có quyết định thu hồi 645 phù hiệu xe ô tô kinh doanh vận tải có từ 5 lần vi phạm tốc độ/1.000 km xe chạy. Ngoài ra, Sở GT-VT đã thu hồi 157 giấy phép kinh doanh vận tải của các đơn vị không kinh doanh vận tải trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 6 tháng liên tục.

Theo Thanh tra Sở GT-VT, khó khăn lớn nhất hiện nay là lực lượng không được dừng phương tiện vận tải hành khách khi đang lưu thông trên đường bộ để kiểm tra, xử lý vi phạm về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Chưa có quy định, hướng dẫn để xử lý đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng số điện thoại cá nhân, số điện thoại cố định làm tổng đài; app điện tử, mạng xã hội để quảng cáo bán vé, xác nhận đặt chỗ, đón trả khách... Quy định của pháp luật để quản lý đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo hợp đồng chưa chặt chẽ, chế tài xử lý, xử phạt còn nhẹ, chưa đủ răn đe, dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh giữa loại hình xe hợp đồng và xe chạy tuyến cố định.

Theo Chánh Thanh tra Sở GT-VT Vương Quốc Quân, để tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, đơn vị đang tích cực phối hợp với Phòng Quản lý vận tải (Sở GT-VT) tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng tại các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng chức năng của Công an tỉnh, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung xử lý hoạt động “xe dù, bến cóc”.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]