(Baothanhhoa.vn) - Với mong muốn đẩy mạnh, nâng cao nhận thức an toàn cho phụ nữ và trẻ em, đồng thời được sự quan tâm của Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Quan Sơn, tháng 6-2020, Hội LHPN xã Sơn Điện đã ra mắt mô hình điểm “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” để tổ chức rút kinh nghiệm, nhân rộng trên địa bàn huyện. Mô hình góp phần thực hiện hiệu quả hơn các chương trình, chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em.

Sức lan tỏa từ mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” ở bản Ngàm

Với mong muốn đẩy mạnh, nâng cao nhận thức an toàn cho phụ nữ và trẻ em, đồng thời được sự quan tâm của Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Quan Sơn, tháng 6-2020, Hội LHPN xã Sơn Điện đã ra mắt mô hình điểm “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” để tổ chức rút kinh nghiệm, nhân rộng trên địa bàn huyện. Mô hình góp phần thực hiện hiệu quả hơn các chương trình, chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em.

Sức lan tỏa từ mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” ở bản NgàmThành viên mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” ở bản Ngàm cùng nhau dọn vệ sinh môi trường, thu hút khách đến tham quan du lịch cộng đồng.

Mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” được thành lập tại bản Ngàm với 79 thành viên tham gia, trong đó có 26 thành viên nam. Tham gia mô hình, các thành viên được tuyên truyền những vấn đề liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình; phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phòng chống tệ nạn mua bán người; phòng, chống suy dinh dưỡng đối với trẻ em; chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em... Mô hình tổ chức sinh hoạt 1 lần/tháng với nhiều hình thức phong phú, như: hái hoa dân chủ, tập huấn, tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề, sân khấu hóa; xây dựng hòm thư góp ý mở 1 lần/tuần. Trong quá trình thực hiện, ban điều hành mô hình chú trọng lồng ghép thực hiện với các mô hình khác, như: “Nhà sạch, vườn đẹp”, “Nhóm cha mẹ chăm sóc và phát triển trẻ thơ”; “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm”, “Chi hội phụ nữ kiểu mẫu 5 không, 3 sạch xây dựng nông thôn mới”, CLB “Liên thế hệ tự giúp nhau”... Cùng với đó, ban điều hành nâng cao trách nhiệm giải quyết các vụ việc và báo cáo trực tiếp lên UBND, hội LHPN xã và các cơ quan chức năng để giải quyết kịp thời. Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ chức sơ kết, đánh giá, biểu dương những cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong thực hiện.

Chị Vi Thị Nam, chi hội trưởng chi hội phụ nữ bản Ngàm, chủ nhiệm mô hình, cho biết: Mô hình được thành lập phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Bởi đây là vùng miền núi còn nhiều khó khăn, các gia đình chủ yếu đi làm xa nên việc quan tâm sâu sát đến con trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Bản Ngàm gần sông, suối, dân cư thưa, nguy cơ mất an toàn cho phụ nữ, trẻ em, nhất là trẻ em gái còn cao. Mô hình ra đời đã trang bị thêm kiến thức cho hội viên phụ nữ và Nhân dân, tạo môi trường sống lành mạnh, phòng chống nguy cơ xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em. Để tạo sân chơi cho các thành viên, mô hình duy trì hoạt động đội văn nghệ, 3 đội bóng chuyền để xây dựng đời sống văn hóa tinh thần và nâng cao sức khỏe cho các thành viên.

Sức lan tỏa từ mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” ở bản Ngàm

Sau thời gian thực hiện, mô hình đã có những hoạt động thiết thực, góp phần nâng cao kiến thức cho hội viên, phụ nữ và Nhân dân, tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho phụ nữ, trẻ em; không có vụ việc xâm hại phụ nữ và trẻ em; 100% trẻ em trong độ tuổi đều được đi học, được quan tâm chăm sóc; không xảy ra vụ việc liên quan đến tệ nạn buôn bán người qua biên giới; duy trì 75 hệ thống đèn chiếu sáng tại các tuyến đường chính, khu dân cư; 100% hộ gia đình có thành viên được tuyên truyền nâng cao kiến thức về đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Từ hiệu quả của mô hình, chi hội tích cực tuyên truyền, vận động các gia đình trồng, chăm sóc tuyến đường hoa, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp, góp phần vào nâng cao chất lượng thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Bản Ngàm luôn đi đầu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và điểm sáng trong chương trình xây dựng nông thôn mới của xã. Cán bộ và Nhân dân bản Ngàm đã đóng góp tiền của, ngày công xây dựng đường nội bản, sửa chữa lại khuôn viên nhà văn hóa, xây dựng đường cống rãnh thoát nước, công trình vệ sinh tự hoại, tích cực tham gia phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.

Chị Hà Thị Mơ, Chủ tịch Hội LHPN xã Sơn Điện, cho biết: Mô hình bước đầu đã tạo được sự lan tỏa trong cách ứng xử, xây dựng nếp sống văn hóa của người dân. Đến nay, mô hình có thêm 5 thành viên, nâng tổng số thành viên tham gia là 84 người. Với những kết quả đạt được, mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” đã và đang góp phần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, vận động hội viên tích cực hành động nhằm thực hiện hiệu quả hơn các chính sách, chương trình về bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ, trẻ em. Vừa qua, mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” bản Ngàm đạt giải nhì cấp tỉnh Cuộc thi online bình chọn mô hình “Làng quê/khu phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em” năm 2022.

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]