Sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập và đời sống của người trồng lúa trên địa bàn tỉnh, ngành nông nghiệp đang tích cực triển khai các biện pháp xây dựng các vùng chuyên canh lúa giảm phát thải khí nhà kính, áp dụng các quy trình canh tác bền vững để gia tăng giá trị.
Người dân xã Yên Phong (Yên Định) chăm sóc lúa xuân.
Vụ xuân năm 2024 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam và Công ty Green Carbon Việt Nam xây dựng mô hình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính, tạo tín chỉ carbon tại xã Yên phong (Yên Định) với quy mô 90,4ha. Đây là hình thức sản xuất lúa áp dụng công nghệ tưới khô ướt xen kẽ (AWD), canh tác lúa cải tiến (SRI), 3 giảm 3 tăng (3G3T), 1 phải 5 giảm (1P5G), quản lý cây trồng tổng hợp (IPM, IPHM) và rút nước giữa vụ trong canh tác lúa nước phù hợp với từng vùng sinh thái nông nghiệp; ứng dụng hệ thống đo đạc - báo cáo - thẩm định (MRV) làm cơ sở cấp tín chỉ carbon. Tham gia mô hình các hộ dân xã Yên Phong được các công ty tập huấn các biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính, tạo tín chỉ carbon. Theo chu kỳ phát triển của cây lúa, các công ty tổ chức lấy mẫu khí, phân tích và tính toán lượng giảm phát thải khí metan. Theo kết quả phân tích và tính toán của các công ty cho thấy, ruộng sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính giảm so với sản xuất thông thường là 4,84 tấn CO2 quy đổi/ha, tương đương 4,84 tín chỉ carbon/ha (tương đương 90 -100 USD/ha). Chi phí sản xuất giảm từ 5 - 10%, lượng nước sử dụng giảm 10%, năng suất lúa thu đạt tương đương đến cao hơn 10% so với sản xuất đại trà.
Theo Chủ tịch UBND xã Yên Phong Nguyễn Thị Ngọc, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính triển khai trên địa bàn xã trong vụ mùa năm 2024 đã từng bước thay đổi phương pháp canh tác truyền thống của người dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác. Trong vụ mùa năm 2025, xã tiếp tục duy trì và tuyên truyền, vận động người dân mở rộng diện tích lên 100ha sản xuất lúa áp dụng quy trình sản xuất giảm phát thải khí nhà kính, tạo tín chỉ carbon.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Griffith lắp đặt hệ thống trí thông minh nhân tạo để đo đạc, thu thập dữ liệu phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa vụ xuân năm 2025, tại xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa).
Theo nhận định của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện nay thị trường tín chỉ carbon toàn cầu đang diễn ra rất sôi động. Ở Việt Nam dự kiến sẽ thành lập, vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025 và chính thức vận hành vào năm 2028. Với tín chỉ carbon lúa được coi là một loại hàng hóa có thể giao dịch, giá một tín chỉ carbon giao động từ 5 - 20 USD, thậm chí đến gần 100 USD/1 tín chỉ. Trên địa bàn tỉnh với diện tích lúa sản xuất hàng năm lớn, trong đó diện tích vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao đạt hơn 150.000ha. Diện tích này được đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống kênh mương, đường giao thông nội đồng đáp ứng nhu cầu tưới tiêu chủ động, thuận lợi cho ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất lúa, tạo tiền đề cho áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính, tạo tín chỉ carbon.
Năm 2025, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn rà soát, chọn vùng sản xuất lúa có diện tích đủ tiêu chí phối hợp các nguồn lực với công ty trong nước và quốc tế mở rộng diện tích sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính, tạo tín chỉ carbon với diện tích 6.319ha. Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Vũ Quang Trung, để nâng cao trình độ canh tác cho người dân, chi cục in ấn tờ rơi, sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải để cấp phát cho nông dân trên địa bàn tỉnh. Chi cục phối hợp với các địa phương trong tỉnh tổ chức tập huấn nhằm tuyên truyền, vận động cộng đồng áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính, tạo tín chỉ carbon; quy trình xử lý rơm rạ, sử dụng phân bón tan chậm, phân hữu cơ, các kiến thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi số tại các vùng sản xuất lúa giảm phát thải trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, tiếp cận các nguồn hỗ trợ kỹ thuật và tài chính không hoàn lại từ nguồn tài chính chuyển đổi tài sản carbon của Ngân hàng Thế giới, các quỹ, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp tham gia vào thị trường trao đổi tín chỉ carbon. Qua đó, để hỗ trợ xây dựng hệ thống đo đạc - báo cáo - thẩm định (MRV) của tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở cấp tín chỉ carbon cho các diện tích đã áp dụng quy trình canh tác lúa giảm phát thải, hướng tới thị trường tín chỉ carbon trong và ngoài nước để tăng thu nhập cho nông dân và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo.
Bài và ảnh: Lê Hợi
{name} - {time}
-
2025-02-21 15:54:00
Tài chính vi mô Thanh Hóa - Trọn thập kỷ hiện thực hóa tầm nhìn, sứ mệnh
-
2025-02-21 14:15:00
Khẳng định là ngân hàng đi đầu, trách nhiệm với cộng đồng
-
2025-02-20 15:14:00
“Dự án BĐS du lịch, nghỉ dưỡng tiềm năng nhất năm 2025” gọi tên Sun Urban City Hà Nam
Giá xăng RON95-III tiếp tục tăng 257 đồng/lít
Vietjet được vinh danh với ba giải thưởng nhân sự quốc tế
Nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất đánh thuế thu nhập tiền lãi gửi tiết kiệm
Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ xuân
Xã Vĩnh Hoà (Vĩnh Lộc) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Tạo mọi điều kiện thuận lợi thực hiện tốt chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Khởi công Cụm công nghiệp Hợp Thắng
Fed sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất đến khi lạm phát có tiến triển
Bản tin Tài chính 20/2: Tăng, giảm 5 lần trong 2 tiếng, vàng hiện vẫn neo cao