Rà soát, đảm bảo an toàn đê điều sau lũ
Trận lũ vừa xảy ra khiến nước tại một số sông chảy qua địa bàn Thanh Hóa dâng cao lên mức báo động 3 - là mức báo động cao nhất hiện nay. Dù không xảy ra sự cố vỡ đê, nhưng nhiều đoạn đê đã bị đe dọa, trong đó có những đoạn xuất hiện tình trạng thấm dột.
Với tinh thần chủ động triển khai “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) cùng sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của lãnh đạo tỉnh, huy động nhanh nhất lực lượng hỗ trợ, chúng ta đã kịp thời ngăn lại tình trạng thấm dột, không để phát triển thành sự cố vỡ đê, thủng đê.
Tuy nhiên, với hệ thống đê điều lên tới 1.008km, trong đó có nhiều điểm đê xung yếu, rất khó để đảm bảo sẽ không xảy sự cố về đê trong tương lai. Trận lũ vừa qua là bài test về khả năng chống chọi của hệ thống đê điều trong tỉnh, qua đó cho thấy những nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra.
Mưa lũ ngày càng dị thường, cường độ lớn hơn, dài ngày hơn, vấn đề an ninh đê điều vì thế càng đặt ra gắt gao hơn. Sự chủ động ứng phó của tỉnh Thanh Hóa trong đợt mưa lũ vừa qua là rất đáng biểu dương, tuy nhiên chúng ta phải nhận thức được rằng, không phải lúc nào cũng có thể huy động được tốt nhất về lực lượng hộ đê. Những tuyến đê ngày càng trở nên “già yếu” theo thời gian, cùng với đó có nhiều tác nhân tấn công, nguy cơ vỡ đê sẽ lớn hơn, trên diện rộng hơn. Nếu điều đó xảy ra thì rất khó để cùng lúc chúng ta có thể huy động tốt nhất lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê.
Để đảm bảo an toàn cho những tuyến đê đòi hỏi phải có sự chủ động hơn. Trước mắt rà soát khắc phục nhanh các điểm đê yếu. Về lâu dài, cần khẩn trương kiểm tra, đánh giá hiện trạng các tuyến đê, có sự đầu tư kinh phí thỏa đáng bảo đảm đê điều chống chịu được với các trận mưa lũ lớn như vừa qua. Cùng với đó đảm bảo tốt nhất không gian thoát lũ trên các lưu vực sông.
Đặc biệt, phải đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao thêm một bước ý thức tuân thủ pháp luật về đê điều trong Nhân dân để ngăn chặn từ sớm các hành vi xâm hại an toàn đê điều. Kiểm tra, xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm an toàn hành lang đê điều, công trình thoát lũ, để răn đe.
Phải thống nhất quan điểm, quản lý, bảo trì đê điều là nhiệm vụ không chỉ riêng của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, mà cần sự vào cuộc, chung sức của toàn dân. Có thế mới tạm yên tâm mỗi khi xảy ra mưa lũ.
Thái Minh
{name} - {time}
-
2024-12-11 20:21:00
Thị trường lịch Tết Ất Tỵ 2025 - Mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lý
-
2024-12-11 16:51:00
Nhân Đại hội Đoàn Luật sư tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029: Khẳng định vị thế trong hoạt động nghề nghiệp, góp phần bảo vệ công lý
-
2024-09-28 17:47:00
Phiên chợ thực phẩm an toàn 2024: Những sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng
Đừng để lòng nhân ái bị tổn thương
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ suối Cái tại thôn Quang Trung, xã Lương Trung, huyện Bá Thước
Chấn chỉnh việc xác nhận thời gian thực hành chuyên môn về dược
Sạt lở nghiêm trọng bờ hữu sông Âm
Quan Sơn tập trung ổn định đời sống người dân bản Cha Khót sau mưa bão
Tuổi trẻ huyện Thọ Xuân hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”
Hội thảo “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi”
Chủ động khơi thông dòng chảy bảo đảm tiêu thoát lũ
Động lực, niềm tin để tái thiết vùng lũ