Quảng Xương phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp
Với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, người dân huyện Quảng Xương đã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đổi mới tư duy canh tác, áp dụng khoa học - kỹ thuật, phát triển nông nghiệp công nghệ cao... phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương. Từ đó, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao đã được nhân rộng.
Mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rau, củ an toàn tại xã Quảng Hợp (Quảng Xương).
Là một trong những hội viên tiêu biểu của Hội Làm vườn và Trang trại Quảng Xương, ông Nguyễn Chí Lợi ở xã Quảng Ninh đã xây dựng thành công mô hình nuôi gà đẻ trứng. Với nhiều năm kinh nghiệm xây dựng mô hình, ông Lợi chia sẻ: Từ diện tích sản xuất của gia đình ông đã mua thêm ruộng của các hộ dân xung quanh, cải tạo thành khu trang trại tổng hợp với quy mô gần 3ha để nuôi gà đẻ trứng, trồng cây ăn quả và đào ao thả cá. Trong đó, thiết kế, xây dựng 3 khu chuồng nuôi gà đẻ trứng, số lượng đàn gần 30.000 con, có quy mô khép kín, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông và có hệ thống máy móc hiện đại. Ông đã lựa chọn đưa vào nuôi giống gà Ai Cập siêu trứng chịu bệnh tốt, năng suất trứng đạt cao, thịt dai, thơm ngon như gà ta, tỷ lệ lòng đỏ trứng nhiều, dinh dưỡng cao...
"Khi bắt đầu nung nấu ý tưởng xây dựng trang trại, tôi luôn đặt vấn đề vệ sinh môi trường lên hàng đầu nên trong quá trình sản xuất, công tác phun khử trùng, phát quang bụi rậm, vệ sinh chuồng trại... luôn được chú trọng thực hiện. Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng vắc-xin định kỳ", ông Lợi nói.
Cũng theo ông Lợi, so với các vật nuôi khác, giống gà Ai Cập nuôi khoảng 4 tháng là kết thúc giai đoạn hậu bị, gà bước vào giai đoạn sinh sản, cho năng suất trứng đạt 250 - 280 quả/con/năm nên nhanh thu hồi vốn. Trước khi giao trứng cho thương lái, ông Lợi luôn chú trọng kiểm soát công đoạn rửa trứng, sấy khô, soi tìm trứng bị hỏng, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào trong trứng; in nhãn hiệu và ký hiệu truy xuất nguồn gốc, đóng hộp thành phẩm. Hiện nay, trang trại của ông là một trong những địa chỉ tin cậy cung cấp trứng sạch cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Để hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình nông nghiệp hiệu quả, huyện Quảng Xương đã ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích như hỗ trợ hạ tầng các khu trang trại, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản... Đồng thời, huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong sản xuất, áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, định hướng cho người dân lựa chọn con giống, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi...
Với định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hiện nay, trên địa bàn huyện đã phát triển một số mô hình như sản xuất tập trung lúa gạo chất lượng tại các xã Quảng Văn, Quảng Hòa, Quảng Yên...; sản xuất rau, quả an toàn tại các xã Quảng Lưu, Quảng Yên, Quảng Lộc...; các mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu trong nhà màng, nhà lưới, sản xuất khoai tây, ớt tại các xã Quảng Hợp, Quảng Lưu, thị trấn Tân Phong... Các mô hình nông nghiệp theo hướng công nghệ cao trên địa bàn huyện đều đạt hiệu quả kinh tế cao gấp 2,5 đến 3 lần so với sản xuất nông nghiệp thông thường. Bên cạnh đó, nhiều mô hình nông nghiệp hiện đang góp phần ổn định thu nhập cho người dân như: Mô hình trồng hoa thiên lý tại xã Quảng Bình; trồng sâm báo, nuôi cá lóc tại xã Tiên Trang; nuôi giun quế, chăn nuôi gia cầm tại thị trấn Tân Phong; trồng bí xanh tại xã Quảng Định; nuôi trồng thủy sản; trồng phật thủ; nuôi ốc nhồi...
Để các mô hình không “chết yểu”, cũng như có thêm nhiều mô hình hiệu quả, huyện Quảng Xương sẽ tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ, định hướng cho người dân xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, trong đó ưu tiên các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, sinh thái, không chất thải; các mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, tạo ra sản phẩm nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường. Hằng năm, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cho người dân; đồng thời, tiếp nhận khảo nghiệm, chuyển giao nhanh các giống cây, con có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt vào sản xuất.
Bài và ảnh: Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2025-01-22 12:57:00
Mở rộng diện tích cây trồng thâm canh
-
2025-01-22 10:13:00
Hiệp định CPTPP: “Đòn bẩy” giúp nâng cao giá trị xuất khẩu hàng Việt
-
2024-11-22 15:02:00
Góp phần nâng tầm sản phẩm OCOP
Prudential tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với “mắt thần” OCR thế hệ mới
Cát tự nhiên thiếu nhưng cát nhân tạo thay thế vẫn “ế”
Bản tin Tài chính 22/11: Chưa dứt chuỗi tăng, vàng nhẫn chạm mốc cao nhất trong 3 tuần qua
Đồng Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
Giá xăng, dầu lại đồng loạt giảm
Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến tại Thanh Hóa
Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử trong thời đại công nghệ số