Phòng ngừa nguy cơ dịch sốt xuất huyết bùng phát
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, với chu kỳ 3 năm một lần thì năm 2022 sẽ là năm bệnh sốt xuất huyết (SXH) diễn biến phức tạp và có nguy cơ lan rộng, bùng phát thành dịch. Tại Thanh Hóa, trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận 213 ca mắc SXH, tăng gấp 6,2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Các ca mắc chủ yếu trong tháng 6 và tháng 7, trong đó có 145 ca mắc ngoại lai và 68 ca nội địa. Đáng lo ngại, tại một số địa phương, SXH đã lây lan thứ phát.
Phun hóa chất diệt muỗi tại xã Định Hòa (Yên Định).
Tại huyện Yên Định, đến thời điểm này đã ghi nhận 17 ca SXH, trong đó có 8 ca nội địa. Điển hình là vào trung tuần tháng 6, sau khi ghi nhận 2 ca bệnh SXH, lực lượng chức năng huyện đã ngay lập tức triển khai các biện pháp kiểm soát dịch. Trung tâm y tế huyện đã tiến hành điều tra, xác minh, rà soát các ca bệnh (đó là trường hợp bệnh nhân nam ở xã Định Hòa, sinh năm 1975, là lao động tự do, gia đình làm trang trại trồng cây, trong vòng 3 năm nay không đi ra khỏi địa phương; trường hợp bệnh nhân nữ ở xã Yên Phú, sinh năm 1968, làm ruộng, từ 5 tháng đến khi mắc bệnh không đi ra khỏi địa phương). Trung tâm y tế huyện đã chỉ đạo Trạm Y tế xã Định Hòa, Yên Phú tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường toàn xã và triển khai phun hóa chất diệt muỗi trong vòng bán kính 200m tính từ nhà bệnh nhân. Giám sát véc-tơ tại khu vực có bệnh nhân và giám sát chặt chẽ người nhà bệnh nhân. Tham mưu cho UBND huyện triển khai công tác tổng vệ sinh môi trường, chủ động phun hóa chất trên quy mô toàn xã có bệnh nhân. Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch, giám sát sớm, phát hiện sớm các ca bệnh sốt không rõ nguyên nhân nghi mắc SXH tại 2 xã. Tổ chức giám sát sau khi phun hóa chất 7 ngày, nhằm đánh giá chỉ số véc-tơ truyền bệnh SXH, đề xuất các biện pháp chống dịch tiếp theo.
Bà Ngô Thị Đặng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Yên Định cho biết, đây là 2 ca bệnh nội lai chưa rõ nguồn lây, nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại địa phương là rất cao. Với mục tiêu phát hiện sớm, không để bùng phát dịch trên diện rộng, Trung tâm y tế huyện đã phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền vệ sinh đường làng, ngõ xóm, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, lật úp các dụng cụ có chứa đựng nước bên ngoài vườn, sân; triển khai phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành; đồng thời kiểm tra đánh giá véc-tơ truyền bệnh SXH tại các hộ gia đình có bệnh nhân SXH. Ở các khu vực có ca mắc SXH, cán bộ, nhân viên y tế thường xuyên giám sát, hướng dẫn việc xử lý môi trường; giám sát, điều tra dịch tễ để chủ động kiểm soát không để bùng phát, lây lan trên diện rộng.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, đến ngày 22-7, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 247 ca SXH. Để phòng nguy cơ dịch bệnh SXH diễn biến phức tạp, ngay từ đầu năm, ngành y tế đã dự báo năm 2022 là năm dịch SXH quay trở lại và để kịp thời ứng phó với tình hình dịch bệnh, Sở Y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch phòng, chống dịch. Đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, nếu bùng phát thêm dịch SXH, đây sẽ là gánh nặng rất lớn cho ngành y tế trong vấn đề giám sát, phòng, chống dịch cũng như điều trị; đồng thời làm tăng nguy cơ tử vong đối với các trường hợp vừa mắc COVID-19, vừa mắc SXH. Vì thế, một trong những vấn đề ưu tiên trong năm 2022, ngoài phòng chống dịch COVID-19, ngành y tế đang tiến hành song song các hoạt động giám sát, kịp thời khống chế các ổ dịch SXH nhỏ xảy ra trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; triển khai chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, chú trọng những điểm nóng có nguy cơ bùng phát dịch; đẩy mạnh truyền thông và theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh để đánh giá tình hình, diễn biến dịch bệnh, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời.
Trao đổi với Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lê Trường Sơn, được biết, SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền vi-rút Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. SXH không chỉ nguy hiểm vì gây sốt cao triền miên, liên tục trong nhiều ngày mà còn gây ra các biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Do chu kỳ của dịch thường diễn ra từ 3 - 4 năm/lần, trong khi đó, hiện tượng thời tiết mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh SXH phát triển và có khả năng bùng phát trên diện rộng nếu không có các biện pháp phòng, chống kịp thời. Do đó, để chủ động phòng, chống dịch bệnh SXH, nhất là tại thời điểm dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, việc phòng, chống bệnh SXH càng cần phải quan tâm để tránh nguy cơ dịch lây lan, bùng phát gây tình trạng “dịch chồng dịch”. Mỗi người dân cần thực hiện các biện pháp theo khuyến cáo của Bộ Y tế, như: ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thay rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thường xuyên thay nước bình bông, chén nước kê chân tủ đựng thức ăn 3 ngày/lần, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng. Đặc biệt, khi bản thân, người nhà xuất hiện các dấu hiệu của bệnh SXH cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị đúng phác đồ, không tự ý điều trị tại nhà. Các chuyên gia y tế khẳng định vai trò của người dân trong phòng chống SXH là rất quan trọng. Do đó, ngoài các chiến dịch do ngành y tế và chính quyền địa phương triển khai, mỗi gia đình, người dân cần nêu cao ý thức tự giác trong phòng, chống dịch. Dịch bệnh SXH có được đẩy lùi hay không, điều này phụ thuộc rất lớn vào thái độ và ý thức của mỗi người dân!
Bài và ảnh: Tô Hà
{name} - {time}
-
8 giờ trước
Quản lý chặt chẽ thuốc và nguyên liệu làm thuốc chứa hoạt chất Esketamine
-
2:05 sáng qua
Nga công bố ca điều trị ung thư máu thành công đầu tiên bằng loại thuốc mới
-
01:55 26/07/2022
Vinmec hợp tác với Roche Pharma Việt Nam trong nghiên cứu và điều trị ung thư
Thận trọng khi dùng thuốc điều trị mỡ máu cao
300 người có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Nông Cống được khám, cấp thuốc miễn phí
Báo động dậy thì sớm ở trẻ
Bước tiến trong điều trị, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh non yếu
Nhiều khó khăn, bất cập trong hoạt động của trạm y tế
Tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập
Nguy cơ tổn thương gan do dùng thuốc tây kéo dài
[Inforgraphics] - Các dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh cúm A
Hội thảo lập kế hoạch triển khai dự án sàng lọc, phát hiện và quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường tại trạm y tế
Địa phương
Thời tiết
- 18°C - 25°CCó mây, không mưa
- 18°C - 24°CNhiều mây, không mưa