(Baothanhhoa.vn) - Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống sông ngòi dày đặc và nguồn nước phong phú, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã khai thác tiềm năng, nhiều mô hình thủy sản nước ngọt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là hướng đi đang được các địa phương tích cực nhân rộng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích trong lĩnh vực nông nghiệp.

Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống sông ngòi dày đặc và nguồn nước phong phú, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã khai thác tiềm năng, nhiều mô hình thủy sản nước ngọt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là hướng đi đang được các địa phương tích cực nhân rộng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích trong lĩnh vực nông nghiệp.

Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Thu hoạch thủy sản tại xã Hà Lĩnh (Hà Trung).

Sau khi dồn điền đổi thửa, toàn bộ khu vực đồng chiêm trũng cấy lúa kém hiệu quả ở xã Hà Châu (Hà Trung) được quy hoạch thành khu vực nuôi trồng thủy sản, kết hợp với mô hình cá - lúa. Gia đình anh Vũ Văn Lan đã nhận thầu 3ha mặt nước để nuôi cá giống và cá thịt, với các loại cá chủ lực là trắm, rô phi và diêu hồng... Hàng năm, sản lượng cá của gia đình anh thu hoạch đạt gần 30 tấn các loại, doanh thu trên 1 tỷ đồng. Ngoài gia đình anh Lan, xã Hà Châu còn có gần 30 hộ dân cũng đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá nước ngọt trên diện tích đồng chiêm trũng được cải tạo, đem lại hiệu quả cao hơn nhiều lần so với trồng lúa trước đây.

Trên lòng hồ Cửa Đạt, gia đình ông Trịnh Xuân Châu ở thị trấn Thường Xuân (Thường Xuân) cũng đang thả cá giống vụ xuân hè. Ông Châu cho biết: "Trước khi bắt tay vào nuôi thủy sản, tôi đã dành thời gian tìm hiểu những giống cá phù hợp nuôi trên hồ, cho giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng như: trắm, chép giòn, cá lăng. Khác với cách nuôi cá trong ao, nuôi cá lồng trên hồ tận dụng được nhiều lợi thế về mặt nước do dòng chảy liên tục nên nước ít bị ô nhiễm. Nếu thời tiết thuận lợi, dòng nước ổn định, không có dịch bệnh và người nuôi nắm vững kỹ thuật, chuẩn bị tốt các biện pháp phòng, chống thiên tai để bảo vệ lồng nuôi thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Hiện nay với 2 lồng cá trắm, chép giòn, sau khi trừ chi phí, mỗi năm mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Châu thu về từ 200 đến 300 triệu đồng.

Hiệu quả kinh tế từ các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt là rõ rệt, không chỉ thuận lợi trong khai thác, thu hoạch, vệ sinh, cải tạo ao mà còn tiết kiệm chi phí đầu tư, giảm chi phí lao động thường xuyên, không gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt của toàn tỉnh là 14.000ha và 2.086 ô lồng nuôi nước ngọt. Nhiều hộ dân đã tập trung đầu tư vốn, công sức và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển nuôi thủy sản theo hướng thâm canh tập trung, quy mô trang trại. Để thúc đẩy phát triển nuôi thủy sản nước ngọt, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng vùng nuôi. Đồng thời, chủ động quy hoạch chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả và tận dụng các diện tích ao, hồ... phù hợp với các quy hoạch sản xuất nông nghiệp, XDNTM để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Đối với vùng trung du, miền núi, phát triển nuôi lồng trên hồ chứa thủy lợi, thủy điện gắn với tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản; vùng đồng bằng, tiếp tục thực hiện chuyển đổi diện tích lúa, mía kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn, phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, bán thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp, nuôi trồng thủy sản hữu cơ, sinh thái. Nhờ đó, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt ở tỉnh ta đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương với đối tượng nuôi chính là các loại cá truyền thống.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]