Những người “gieo chữ” nơi cổng xứ Thanh - Bài 3: Tình yêu “nảy mầm” trên đá!
Có một điểm chung dễ nhận thấy, phần nhiều các thầy cô giáo "bám bản" ở những nơi khó khăn, xa xôi của huyện vùng biên Mường Lát là những thầy cô giáo trẻ. Trong hành trình “gieo chữ” đầy gian nan ấy, từ tình yêu và trách nhiệm với nghề, đã có những thầy cô đến với nhau bằng tình yêu đôi lứa!
Vợ chồng thầy Phạm Văn Mùi lên núi tìm sóng 4G soạn giáo án.
Người dân bản Cánh Cộng, xã Trung Lý nhiều năm nay đã quen với hình ảnh của 2 vợ chồng trẻ là thầy Phạm Văn Mùi, sinh năm 1991 và cô Vũ Thị Loan, sinh năm 1987 sau những giờ lên lớp lại tất bật với vườn rau, đàn gà, thỉnh thoảng cắp máy tính leo lên mom đá sau trường tìm sóng 4G soạn giáo án.
Lớp của thầy Mùi phụ trách, vốn là khu lẻ đặt ở bản Cá Giáng. Song, do điểm trường xuống cấp không thể sử dụng nên nhà trường phải mượn tạm 2 phòng học cũ của điểm trường Cánh Cộng, Trường mầm non Trung Lý cho thầy trò dạy và học. Về dạy ở khu Cánh Cộng, thầy Mùi vui hơn khi được gần vợ, gần con.
Thầy Mùi chia sẻ, ở đây cuộc sống khó khăn lắm! Từ đường xá cho đến vấn đề về lương thực, thực phẩm. Mấy năm trước, bản còn chưa có điện, việc soạn giáo án cho đến triển khai các hoạt động chung của nhà trường qua hệ thống mạng đều rất khó khăn. Đơn cử, việc duy trì pin máy tính để dùng thôi, vợ chồng phải thay phiên nhau qua sông, đến trung tâm xã để xin sạc nhờ. Giờ thì có điện rồi, còn cái sóng mạng nữa thôi. Sóng điện thoại ở bản thì chập chờn, không ổn định, mạng 4G thì phải đi tìm mới có, thầy Mùi nói.
... việc duy trì pin máy tính để dùng thôi, vợ chồng phải thay phiên nhau qua sông, đến trung tâm xã để xin sạc nhờ. Giờ thì có điện rồi, còn cái sóng mạng nữa thôi. Sóng điện thoại ở bản thì chập chờn, không ổn định, mạng 4G thì phải đi tìm mới có.
Vợ thầy Mùi, cô giáo Loan là giáo viên mầm non, đang dạy ở khu Cánh Cộng, Trường mầm non Trung Lý. Tôi khá ngạc nhiên, khi thầy Mùi nhắc đến tuổi của vợ. Thầy Mùi dí dỏm: “Kém tuổi mà phải đấu tranh với cánh trai bản Mông mãi mới đưa được cô giáo về chung một nhà đấy!”.
Thầy Mùi trong một tiết lên lớp.
Sinh ra và lớn lên ở xã Cẩm Thạch (Cẩm Thủy), thầy Mùi được ngành giáo dục huyện Mường Lát tuyển dụng giáo viên năm 2013. Còn trẻ, thầy đăng ký lên dạy ở khu lẻ Cá Giáng, Trường Tiểu học Trung Lý 2. Thầy Mùi nhớ, đường xá hơn chục năm trước còn khó khăn, khúc khuỷu hơn bây giờ nhiều. Xe máy cũng không đi được, chủ yếu là cuốc bộ. Để đi từ trung tâm xã đến điểm trường, phải vượt qua nhiều đồi núi, rồi thì phải gửi xe ở nhà người dân, lên bè vượt sông Mã. Lúc ấy chẳng có đò, có thuyền như bây giờ, chỉ là bè tre, bè gỗ giằng buộc thô sơ.
Khó khăn là vậy, nhưng thầy Mùi nói gian nan nhất là việc phải học để hiểu ngôn ngữ của bà con người Mông. Không giao tiếp được thì cũng phải nghe và hiểu những từ ngữ thông dụng. Rồi thì các tập tục văn hóa từ ma chay đến cưới hỏi... đều phải tiếp cận và tìm hiểu. Rất may, những khó khăn đó có cán bộ biên phòng, có trưởng bản đồng hành, giúp đỡ.
Năm 2014, cô giáo Vũ Thị Loan, ở xã Thiệu Quang (Thiệu Hóa) lên khu Cánh Cộng công tác. Thầy Mùi nhớ, hồi cô Loan mới lên, cứ chị chị em em ngọt xớt. Cô Loan hơn thầy Mùi 4 tuổi. Đều là người huyện miền xuôi lên đây công tác, nên hễ có việc gì cô cũng gọi, nhờ thầy hỗ trợ. Ví như, mỗi lần xuống trung tâm hay phòng giáo dục triển khai tập huấn một chuyên đề gì đó, thầy Mùi lại tình nguyện làm xe ôm không công cho cô giáo.
Ngày nghỉ cuối tuần, thay vì về xuôi thì thầy Mùi lại lặn lội từ Cá Giáng lên khu Cánh Cộng để gặp cô giáo. Có khi cùng đi tìm sóng mạng, soạn giáo án, bài giảng, trao đổi nghiệp vụ...
Giờ lên lớp của cô Vũ Thị Loan.
Mãi tới khi cô Loan bộc bạch chuyện, đêm nào cũng có trai bản Mông đến gõ cửa, cho bắp, cho gạo, rồi thì bảo cô giáo theo về làm vợ. Bấy giờ thầy Mùi mới biết lo lắng, biết ghen, cái miệng đủ dũng khí để ngỏ lời yêu với cô giáo.
Xin làm giáo viên dưới xuôi khó lắm! Các thầy cô miền núi thì đang xin về xuôi. Thiếu giáo viên ở vùng biên là cơ hội cho mình nộp hồ sơ và được tuyển dụng. Được theo đuổi ngành nghề, thì khó khăn mấy mình cũng sẽ nỗ lực vượt qua!.“Chỉ mong đường xá trên này được đầu tư, các điểm trường được xây dựng kiên cố và các trang thiết bị đầy đủ, để việc dạy, học của con em đồng bào Mông nói riêng được đảm bảo, là mong ước lớn nhất”
Nói về quyết tâm làm cô giáo cắm bản, cô Loan khẳng khái cho rằng: “Xin làm giáo viên dưới xuôi khó lắm! Các thầy cô miền núi thì đang xin về xuôi. Thiếu giáo viên ở vùng biên là cơ hội cho mình nộp hồ sơ và được tuyển dụng. Được theo đuổi ngành nghề, thì khó khăn mấy mình cũng sẽ nỗ lực vượt qua!”.
Năm 2015, sau một năm quen nhau, thầy Mùi và cô Loan về chung một nhà, được bà con trong bản chúc phúc. Năm 2018, hai vợ chồng có cô con gái đầu lòng, đặt tên là Phạm Thị Mỹ Duyên. Nói về nguyện vọng về xuôi, cô Loan, thầy Mùi, chia sẻ: “Chỉ mong đường xá trên này được đầu tư, các điểm trường được xây dựng kiên cố và các trang thiết bị đầy đủ, để việc dạy, học của con em đồng bào Mông nói riêng được đảm bảo, là mong ước lớn nhất”.
Sau những giờ lên lớp, vợ chồng thầy Mùi lại giúp nhau những công việc thường nhật.
Đã có nhiều những câu chuyện tình giữa các thầy cô cắm bản mà tôi được nghe, được biết. Có những thầy cô miền xuôi lên đây công tác rồi lập gia đình gắn bó với huyện vùng biên. Có những người vợ theo chồng lên “cắm bản” rồi quyết tâm đi học trở thành cô giáo, như trường hợp vợ chồng thầy Can, cô Hiền, đến giờ tôi vẫn nhớ.
Thầy Cầm Bá Can, quê ở xã Xuân Lộc (Thường Xuân). Nhiều năm giảng dạy hợp đồng tại quê, không vào được biên chế, tháng 11/2013, thầy Can nộp hồ sơ và được UBND huyện Mường Lát tuyển dụng vào ngành giáo dục. Sau khi tuyển dụng, thầy được điều động lên công tác tại khu Sài Khao, Trường Tiểu học Tây Tiến, xã Mường Lý .
Suốt 5 năm gắn bó ở Sài Khao, trải qua cuộc sống thiếu thốn, không đường, không điện, không y tế, không cả sóng điện thoại... May mắn lớn nhất của thầy Can, là có sự đồng hành của người vợ tần tảo. Vợ thầy Can là chị là Nguyễn Thị Thanh Hiền, sinh năm 1986, quê ở huyện Yên Định, đã từ bỏ công việc dưới xuôi theo chồng ngược biên.
Thấy vợ có năng khiếu sư phạm, lại có tình yêu với trẻ nhỏ, thầy Can động viên thi sư phạm. Năm 2014, chị Hiền làm đơn dự thi vào ngành sư phạm mầm non. Thi đậu, rồi đến năm 2018 tốt nghiệp, chị Hiền được tuyển dụng làm giáo viên hợp đồng. Đến tháng 1/2023, thì được UBND huyện Mường Lát tuyển dụng viên chức và biên chế, giảng dạy tại Trường Mầm non Trung Lý.
Vợ thầy Can là chị là Nguyễn Thị Thanh Hiền, sinh năm 1986, quê ở huyện Yên Định, đã từ bỏ công việc dưới xuôi theo chồng ngược biên.
Thấy vợ có năng khiếu sư phạm, lại có tình yêu với trẻ nhỏ, thầy Can động viên thi sư phạm. Năm 2014, chị Hiền làm đơn dự thi vào ngành sư phạm mầm non. Thi đậu, rồi đến năm 2018 tốt nghiệp, chị Hiền được tuyển dụng làm giáo viên hợp đồng.
Khi vợ được tuyển dụng làm giáo viên hợp đồng vào năm 2018, thầy Can đã làm đơn xin chuyển công tác về Trường Tiểu học Trung Lý 2 để hai vợ chồng được ở gần nhau. Hiện hai vợ chồng thầy Can đang giảng dạy ở bản Lìn, xã Trung Lý. Thầy Can không chỉ là giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp huyện mà nhiều năm liền là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Đặc biệt, năm 2023, thầy còn vinh dự được Sở Giáo dục và Đào tạo vinh danh là Nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh lần thứ nhất.
Nói về chuyện những cặp vợ chồng là giáo viên “cắm bản” ở huyện vùng biên, bà Nguyễn Thị Thúy, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Lát, cho biết: Không ít các thầy cô đã đến với nhau, cùng nhau vượt qua những khó khăn của cuộc sống, cũng như hỗ trợ nhau về chuyên môn. Thấu hiểu những khó khăn của các thầy cô, quá trình công tác của các giáo viên, phòng giáo dục và đào tạo huyện luôn xem xét, điều chuyển một cách phù hợp nhất, tạo điều kiện để các thầy cô là vợ chồng được giảng dạy gần nhau, như trường hợp vợ chồng thầy Can, cô Hiền; thầy Mùi, cô Loan...
(Bài cuối: Đất cằn nở hoa!)
Đình Giang
{name} - {time}
-
2025-01-15 11:53:00
Trưởng Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân huyện Nông Cống
-
2025-01-15 10:11:00
Trao tặng 2.000 lít dầu ăn cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã Nghi Sơn
-
2024-05-17 19:10:00
Những người “gieo chữ” nơi cổng trời xứ Thanh - Bài 2: Một đêm ở lớp xóa mù
Tuyên truyền pháp luật lao động cho 1.500 công nhân, lao động
Ấm tình đồng đội
Giáo hội Phật giáo Thọ Xuân tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024
Những người “gieo chữ” nơi cổng trời xứ Thanh - Bài 1: “Gian nan” sự học ở Pa Búa!
Dự kiến có 7 trường hợp phải đánh lại số nhà từ tháng 8/2024
Triển khai đồng bộ các giải pháp để hạn chế ngộ độc thực phẩm
Đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng
“Tổ công tác lưu động” ở huyện Như Xuân
Tạo sự thân thiện giữa chính quyền với người dân