(Baothanhhoa.vn) - Nhằm hình thành thói quen hạn chế sử dụng những sản phẩm nhựa một lần, túi nilon,... nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống rác thải nhựa, phát động các cuộc thi trong học sinh, sinh viên về “Ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số cho thích ứng biến đổi khí hậu” nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu, chung tay hạn chế rác thải.

Nhân rộng phong trào bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu trong trường học

Nhằm hình thành thói quen hạn chế sử dụng những sản phẩm nhựa một lần, túi nilon,... nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống rác thải nhựa, phát động các cuộc thi trong học sinh, sinh viên về “Ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số cho thích ứng biến đổi khí hậu” nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu, chung tay hạn chế rác thải.

Nhân rộng phong trào bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu trong trường họcCục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa cho một tương lai xanh tại Trường Đại học Hồng Đức.

Đã thành thông lệ, cứ 2 tháng một lần, Trường THCS Đa Lộc (Hậu Lộc) lại tổ chức cho học sinh ra bờ biển dọn rác bị thủy triều đánh dạt vào bờ, bám vào cây vẹt ven biển...; nhà trường cũng thường xuyên phối hợp với Đồn Biên phòng Đa Lộc tổ chức các hoạt động ngoại khóa về nội dung “Phòng chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường”, “Bảo vệ biển đảo quê hương”... Ngoài ra, nội dung về hạn chế sử dụng rác thải nhựa, phòng chống biến đổi khí hậu còn được lồng ghép trong các môn học như Khoa học tự nhiên, Ngữ văn... để đưa vào chương trình dạy chính khóa nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mỗi học sinh, cán bộ, giáo viên nhà trường.

Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đa Lộc, cô giáo Nguyễn Thị Vân chia sẻ: “Nhờ tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, các cuộc thi tìm hiểu về môi trường... ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, giáo viên đã được nâng lên. Học sinh nhà trường cũng từng giành được giải trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh về đề tài môi trường biển. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hơn nữa để giáo dục học sinh hình thành thói quen sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, phòng chống rác thải nhựa”.

Được triển khai từ tháng 10/2024, Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số cho thích ứng biến đổi khí hậu” do Tổ chức Save the Children International - Văn phòng đại diện tại Việt Nam tài trợ đã nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của 40 nhóm sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.

Những ý tưởng tham gia cuộc thi đều là những ý tưởng mới, ứng dụng công nghệ số trong việc giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, dự báo, xử lý ô nhiễm không khí, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phát triển du lịch... góp phần thúc đẩy tinh thần hợp tác, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường và xây dựng các mô hình phát triển bền vững.

Trải qua hơn 3 tháng tổ chức các vòng thi, ban tổ chức đã chọn và trao 1 giải nhất cho ý tưởng “GreenHero: Sống xanh - Đồng hành cùng con yêu” của nhóm sinh viên liên ngành giáo dục tiểu học và nông nghiệp đến từ Trường Đại học Hồng Đức; trao 4 giải Sáng tạo cho các ý tưởng “Cánh tay Robot” của nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp; ý tưởng “Máy xử lý không khí” của nhóm sinh viên Trường Đại học Hồng Đức; ý tưởng “Phần mềm theo dõi sử dụng thuốc” của nhóm sinh viên Trường Cao đẳng y tế Thanh Hóa; ý tưởng “Lợn rừng thảo dược” của nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và 5 giải khuyến khích.

Đặc biệt, ban tổ chức cũng đã lựa chọn ra 3 ý tưởng sáng tạo nhất và cung cấp nguồn vốn 125 triệu đồng/ý tưởng để các bạn sinh viên bước vào giai đoạn ươm tạo và hoàn thiện sản phẩm.

PGS.TS. Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức, cho biết: “Cuộc thi nhằm tạo ra một môi trường kích thích sự sáng tạo và hợp tác để xây dựng được các giải pháp số hóa sáng tạo để giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu đang tác động rất lớn đến đời sống thực tiễn. Đây cũng là sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên từ các chuyên ngành khác nhau của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các chuyên gia trao đổi về các ý tưởng sáng tạo cho ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo tiền đề cho các bạn sinh viên phát triển, hoàn thiện các ý tưởng thành sản phẩm thực tiễn, đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường sống”.

Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới suy thoái và ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải nhựa. Lượng rác thải nhựa ngày càng gia tăng, nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm do rác thải nhựa, túi nilon nói riêng tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của người dân và sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch và thủy sản.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 0,28 triệu – 0,73 triệu tấn thải ra biển (tức là chiếm khoảng 6% tổng rác thải nhựa ra biển của toàn thế giới). Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa là một trong những hoạt động cấp thiết nhằm giảm thiểu vấn đề nhức nhối này.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]