Người dân hiểu thì cổ vật mới không bị mất
Thông tin cổ vật bị mất cắp, bị vận chuyển trái phép ra nước ngoài xuất hiện khá nhiều thời gian qua. Điều gì đã khiến cổ vật rơi vào tình trạng này?
Thảo luận chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, một số ĐBQH khẳng định, di sản tư liệu, cổ vật là sự kết tinh của văn hóa dân tộc. Để mất cổ vật là để mất văn hóa, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được chỉ ra là có nhiều cổ vật đang được Nhân dân bảo vệ, sở hữu, nhưng chúng ta lại chưa có các chương trình hiệu quả để huy động sự tham gia của người dân vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của cổ vật, trong đó có việc nhiều người dân chưa hiểu được thấu đáo giá trị của những tư liệu, cổ vật mà họ đang sở hữu.
Ví dụ như hiện nay có những gia đình sở hữu những quyển sách cổ, trong đó có những cuốn sách được cho là của các danh y nổi tiếng. Tuy nhiên, di sản này chưa được đánh giá một cách khoa học và cụ thể để bảo tồn, phát huy. Và xuất phát từ suy nghĩ đây là tài sản sở hữu cá nhân nên việc bảo vệ, sử dụng như thế nào là quyền của gia đình. Nếu ai có nhu cầu mua lại, họ có thể bán mà không cần biết những tư liệu, hiện vật đó sẽ đi về đâu, được sử dụng như thế nào, vào mục đích gì. Tương tự, nhiều hiện vật quý lưu giữ ở di tích hoặc cất giữ trong các nhà thờ, từ đường dòng họ, gia đình... việc bảo vệ, bảo quản rất đơn giản, hiện vật luôn đứng trước nguy cơ hư hỏng, mất trộm.
Đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa không nhất thiết phải là những vấn đề vĩ mô, mà cần bắt đầu từ những vấn đề rất cụ thể, vấn đề đang đặt ra với mục tiêu bảo tồn được tính nguyên vẹn, những giá trị văn hóa vốn có của nó, trong đó có việc ngăn chặn tình trạng “chảy máu” cổ vật.
Theo đề xuất của ĐBQH, để ngăn lại tình trạng này cần phải nghiên cứu bổ sung giải pháp khuyến khích sự tham gia của người dân và nâng cao nhận thức của xã hội về việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản tư liệu, cổ vật. Trong đó có thể nghiên cứu, thiết kế chương trình để Nhà nước ghi nhận và đánh giá các di sản tư liệu, cổ vật do người dân đang sở hữu. Hiện nay ở một số nước có những chương trình tương tự đang rất thành công như Chương trình khám phá cổ vật ở Trung Quốc hoặc Chương trình đường dây cổ vật ở Anh, Hoa Kỳ... Trong chương trình này, những cổ vật của người dân được đánh giá một cách miễn phí về giá trị vật chất, giá trị văn hóa, để họ hiểu hơn về những cổ vật mình đang sở hữu, còn cơ quan Nhà nước có được thông tin về các cổ vật. Chương trình có sự tham gia của các cơ quan truyền thông nên vừa góp phần chia sẻ, giảm thiểu ngân sách Nhà nước, vừa giáo dục cho công chúng về giá trị văn hóa của các cổ vật.
Trước tình trạng “chảy máu cổ vật” ngày càng trầm trọng mà nguyên nhân chính là do người dân còn hiểu đơn giản về cổ vật, chưa có biện pháp để đánh giá, bảo vệ, bảo quản phù hợp, bên cạnh việc Luật Di sản văn hóa đang được lấy ý kiến để sửa đổi, thì đây là một gợi ý rất đáng lưu tâm để hoàn thiện hơn các nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Tuệ Minh
{name} - {time}
-
2024-11-24 08:01:00
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 24/11/2024
-
2024-11-24 07:00:00
Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới
-
2024-06-21 07:51:00
Xứng đáng là cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực của tỉnh
Khẳng định vị thế trong thời đại mới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi), Nghị quyết giám sát chuyên đề
Điểm nóng 21/6: Chủ tịch UBND quận bị một người đàn ông khởi kiện và đòi phải xin lỗi trên báo
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 21/6
Tự hào nghề báo
[Bản tin 18h] Đề xuất cấm mua bán thuốc qua mạng xã hội
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ nhiều nội dung quan trọng
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Ngọc Lặc lần thứ IV
Quan Hóa cần phát triển nhanh và bền vững, sớm thoát khỏi huyện nghèo