Nghề thầy!
Những người thầy đang hằng ngày giáo dục các em sống có nghĩa tình, có đạo lý, có danh dự, nhân phẩm ở đời. Vậy, tất cả các thầy cô hãy tô điểm cho chữ “thầy” thật trong sáng, để mãi khắc ghi trong tâm khảm của mỗi thế hệ học trò. Chẳng khó khăn đâu, lương tâm và trách nhiệm luôn ủ sẵn, hãy thổi bùng lên và cống hiến hết mình cho sự nghiệp vinh quang này.
Lễ khai giảng năm học 2024-2025 tại Trường THCS Lộc Tân (Hậu Lộc).
Nhà thơ Hữu Thỉnh từng viết bài thơ về người thầy, trong đó có mấy dòng cắt cứa tâm can rằng: “Em bước đi lặng lẽ nghĩ về thầy/ Đời mau quá, vui buồn chưa kịp cũ/ Đời mau quá, tóc thầy khói phủ/ Giáo án mong manh bão giật đời thường/ Cây trước cửa gió ở ngoài trang vở/ Thầy một mình vật vã với văn chương”. Mọi mỹ từ để tôn vinh nghề dạy học, ngợi ca sự nghiệp vẻ vang của những người làm thầy đang hằng ngày đứng trên bục giảng để truyền dạy tri thức cho thế hệ tương lai là không khi nào vơi cạn. Những người thầy đang hằng ngày giáo dục các em sống có nghĩa tình, có đạo lý, có danh dự, nhân phẩm ở đời. Vậy, tất cả các thầy cô hãy tô điểm cho chữ “thầy” thật trong sáng, để mãi khắc ghi trong tâm khảm của mỗi thế hệ học trò. Chẳng khó khăn đâu, lương tâm và trách nhiệm luôn ủ sẵn, hãy thổi bùng lên và cống hiến hết mình cho sự nghiệp vinh quang này.
Danh phận làm người đã cho chúng ta làm nghề dạy học - “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo” (cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Muốn chữ “thầy” được tỏa sáng, được xã hội tôn vinh thì trước hết phải tạo được niềm tin yêu trong Nhân dân, phải mẫu mực trong cuộc sống. Kiến thức là biển rộng mênh mông. Những thắc mắc của trò hôm nay luôn là sự trăn trở, sự nung nấu, suy tư để ngày mai ngày mốt thầy phải giúp được các em có được đáp án chính xác. Làm giáo dục hôm nay phải biết vượt thoát khỏi chủ nghĩa độc tôn, độc đoán, xóa đi ranh giới cao thượng. Điều còn lại cuối cùng là tình yêu thương chân thành, trách nhiệm với nghề, với sự tin yêu của các em học sinh và phụ huynh và rộng hơn là toàn xã hội.
Giáo dục lấy học sinh làm trung tâm không chỉ là xu hướng mà là phương pháp giáo dục hiệu quả. Lương tâm và trách nhiệm không cho phép người thầy phân biệt đối xử giữa học trò giỏi, ngoan hay học sinh cá biệt. Điều quan trọng nằm ở tâm thế “nhập cuộc”, ứng xử của người thầy trước mỗi tình huống. Học trò cá biệt mới giúp ta nhớ lâu; cũng giống như nghệ thuật bon sai - cây có uốn mạnh tay mới tạo ra thế đẹp. Chỉ cần khó nhọc, vất vả, dày công thêm chút ít, biết đâu ngày mai tuốt lớp vỏ ấy đi, chúng ta sẽ có được thân ruột trắng phau, dẻo dai và bền bỉ. Vậy nên, chẳng có gì là giản đơn, chẳng có gì là nhẹ nhàng, êm đềm và tươi mát cả. Để có được hạt ngọc ban tặng cho đời, con trai đã phải đau xót bao năm ngậm hạt cát trong mình. Để có được những nhũ đá lung linh kỳ ảo trong các hang động, ngọn núi phải tự nứt mình cho giọt nước rò rỉ mấy triệu năm...
Vai trò của người thầy trong cuộc đời mỗi người là như vậy! Nghề thầy là thế đó! Vì vậy đối với mỗi người giáo viên cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người. Qua đó người giáo viên càng phải nhớ giáo dục như ánh thái dương phản chiếu cả đến những gian nhà cỏ thấp bé, mái tranh của con nhà nghèo. Muốn có được điều đó thì người thầy không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng như không thể nuôi dạy trẻ em bằng chút ít sự nhiệt tình và gò bó bởi trách nhiệm.
Trong mỗi con người đều có nhiều niềm hạnh phúc, một trong những niềm hạnh phúc đó là được học với những người thầy dạy giỏi. Vì thế, trọng trách đặt lên vai mỗi chúng ta là phải tạo ra niềm hạnh phúc cho lớp lớp thế hệ học trò. Ngày hôm nay, các em được thoả thích vui đùa với những người thầy dễ tính. Nhưng với một tương lai không xa các em sẽ nhắc nhớ nhiều đến những người thầy khó tính. Khó tính chính là sự khắt khe, nghiêm khắc để uốn nắn các em không sa đà chệch hướng, để các em nhận thức rõ về một ngày mai không có gì là bằng phẳng, êm đềm. Đúng như ai đó đã từng sâu sắc nhận định: “Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh hoạ. Người thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng”. Tất cả chúng ta phải biết hướng tới một người thầy giỏi, người thầy xuất chúng và người thầy vĩ đại. Muốn có được những danh vị ấy thì trước hết nhân cách của người thầy phải là sức mạnh, có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh; sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác. Và sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.
Đẹp biết bao những vần thơ, lời hát dành tặng cho các thầy, các cô. Sự hiếu kính của lớp lớp thế hệ học trò thời nào cũng có. Bởi vậy, như nhà giáo dục vĩ đại Comenxki từng nói: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Dù có nhiều lời hoa mỹ hơn để ngợi ca nghề dạy học thì ở Việt Nam ta từ xa xưa chỉ với một câu nói giản dị thôi cũng toát lên sự trân trọng ấy: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Chúng ta dù cao lớn ở bất cứ nơi đâu trong cái vòm trời này thì khi nghĩ về thầy, học trò vẫn luôn yêu mến, kính trọng. Những cặp mắt ngơ ngác của các em đang khát tìm tri thức để khám phá, kiếm tìm chân trời mới. Mỗi thầy cô giáo hãy là điểm tựa vững chắc để các em chuyên chở ước mơ, khát vọng của mình. Mỗi bài giảng hôm nay sẽ là hành trang để các em tự tin tìm kiếm con đường trong tương lai. Dẫu biết con đường ấy không hề bằng phẳng nhưng các em tự biết cách vượt qua bằng kiến thức mình đã học, kinh nghiệm đã tích lũy, bản lĩnh đã trau dồi...
Nghĩ về những tin yêu, cao quý của nghề, trước biến động thời cuộc, mỗi người thầy, cô bình tâm để ngẫm ngợi và soi rọi trang truyền thống cao đẹp để biết sửa mình, để nghề giáo mãi tươi đẹp như những bông hoa hướng dương, luôn biết hướng về phía mặt trời. Phía ánh sáng của lương tri và phẩm giá con người.
Phạm Văn Dũng (CTV)
{name} - {time}
-
2024-11-30 16:33:00
Trao học bổng “Vì tương lại Việt Nam” cho học sinh tại Thanh Hóa
-
2024-11-30 09:41:00
Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phát động Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số cho thích ứng biến đổi khí hậu”
-
2024-11-29 18:36:00
Trao tặng công trình nước sạch cho 2 trường mầm non miền núi
Hiệu quả từ mô hình “Trường học an toàn giao thông”
PTE Life - Luyện thi nước rút chứng chỉ PTE, đón đầu kết quả visa 462
Vẫn còn băn khoăn việc lựa chọn môn thi thứ 3
Thanh Hóa có 126.893 bài tham dự Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 53
Mở đơn đăng ký xét duyệt học bổng khuyến học thanh niên Thanh Hóa phía Nam năm 2024 do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ
Duy trì hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Nhiều điểm mới quan trọng trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học từ 2025