Nghề mộc Thuận Minh tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân
Có tuổi đời hơn 70 năm, nghề mộc xã Thuận Minh (Thọ Xuân) đã có “thế đứng” khá vững trên thị trường. Hiện nghề đang tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương, với mức thu nhập từ 6,5 - 12 triệu đồng/người/tháng.
Lao động làm việc tại xưởng mộc của anh Lâm Văn Đồng ở thôn 1, xã Thuận Minh (Thọ Xuân).
Đến thăm cơ sở sản xuất đồ gỗ của anh Lâm Văn Đồng ở thôn 1, được biết anh sinh ra trong gia đình có bố làm nghề mộc nên đã biết cầm đục, cầm búa thành thạo khi đang là học sinh tiểu học. Lớn lên, anh xung phong lên đường nhập ngũ. Hết nghĩa vụ thì về quê lập nghiệp bằng chính nghề mộc mà bố đã truyền lại. Hiện xưởng mộc của anh Đồng chuyên sản xuất các mặt hàng dân dụng như bàn, ghế, giường, cầu thang... với số lượng xuất bán ra thị trường khoảng 40 bộ bàn, ghế/năm, đem lại thu nhập cho gia đình gần 100 triệu đồng/năm. Ngoài tạo việc làm cho 3 lao động trong gia đình, anh Đồng còn thuê thêm 2 lao động với thu nhập dao động từ 200 – 250.000 đồng/người/ngày.
Còn đối với xưởng mộc của anh Hà Công Tiến ở thôn 4, đang tạo việc làm cho 6 lao động với thu nhập từ 6 - 10 triệu đồng/người/tháng. Xưởng của anh Tiến chuyên sản xuất bàn, ghế, sập, kệ, giường, tủ, đồ thờ... theo đặt hàng của khách ở các tỉnh, thành như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk, Gia Lai... Anh Tiến cho biết: “Mong muốn của tôi là được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để mở rộng sản xuất, thu hút và tạo nhiều việc làm cho người dân địa phương".
Ngoài xưởng mộc của gia đình anh Đồng, anh Tiến, nhiều xưởng mộc khác trên địa bàn xã hiện đang tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động địa phương. Nói về hiệu quả việc phát triển nghề mộc trên địa bàn, ông Vũ Đình Tâm, Chủ tịch UBND xã Thuận Minh cho biết: Nghề mộc được xem là mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của xã. Để nghề mộc phát triển, địa phương luôn tạo điều kiện về thủ tục giúp các hộ tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng được thuận lợi... Bên cạnh đó, việc được UBND tỉnh công nhận nghề truyền thống năm 2022 đã tạo điều kiện cho các chủ cơ sở chuyên tâm hơn trong việc gìn giữ và phát triển nghề. Hiện trên địa bàn xã có khoảng 300 hộ tham gia làm nghề mộc, tập trung ở các thôn: Long Thịnh, Yên Lược 1, Yên Lược 2, Yên Lược 3, các thôn 1, 3 và 4. Nghề mộc phát triển không chỉ đóng góp tới 60% tỷ trọng nền kinh tế của địa phương mà còn giúp những hộ tham gia làm nghề có cuộc sống khá giả. Đồng thời, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hơn 1.000 lao động địa phương, với mức thu nhập dao động từ 6,5 - 12 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 rồi suy thoái kinh tế, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, sức mua giảm nên sản phẩm làm ra tồn đọng nhiều. Để tháo gỡ khó khăn trên, ông Tâm cho rằng, cần thiết phải quy hoạch xây dựng làng nghề, bởi làng nghề không chỉ giúp các hộ vào làm tại nơi sản xuất tập trung mà còn có điểm trưng bày, quảng bá sản phẩm..., giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để quy hoạch và xây dựng được làng nghề, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh, huyện.
Bài và ảnh: Minh Lý
{name} - {time}
-
2024-12-14 21:04:00
Khẳng định vị thế đô thị tỉnh lỵ xứ Thanh (Bài cuối): Đô thị thông minh - động lực cho phát triển bền vững
-
2024-12-14 16:56:00
Chuyên gia quốc tế hiến kế cho Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững
-
2024-09-06 09:31:00
Công ty Điện lực Thanh Hóa chủ động ứng phó với bão số 3 Yagi
Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế
Khắc phục hạn chế của mô hình chăn nuôi gà thả vườn
Cho những cánh rừng thêm xanh
Bản tin Tài chính ngày 6/9: Vàng trong nước giảm sau nhiều phiên đứng yên
Điện lực Thạch Thành nâng cao hiệu quả quản lý vận hành hệ thống lưới điện từ thiết bị bay không người lái
Giá xăng RON95-III giảm gần 300 đồng mỗi lít
Góp sức xây dựng nông thôn mới
Các địa phương chủ động “Gặt lúa chạy bão”
Từ V-A-C đến vườn hộ, vườn mẫu