(Baothanhhoa.vn) - Nằm trong mắt xích cuối của chuỗi giá trị bất động sản - ngành vật liệu xây dựng (VLXD) có mối liên quan mật thiết đến các ngành tại mắt xích trên. Do vậy, khi tình hình bất động sản bắt đầu trầm lắng từ cuối năm 2022 kéo dài đến nay, thì nhu cầu xây dựng cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự, gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong ngành VLXD.

Ngành vật liệu xây dựng chưa hết khó

Nằm trong mắt xích cuối của chuỗi giá trị bất động sản - ngành vật liệu xây dựng (VLXD) có mối liên quan mật thiết đến các ngành tại mắt xích trên. Do vậy, khi tình hình bất động sản bắt đầu trầm lắng từ cuối năm 2022 kéo dài đến nay, thì nhu cầu xây dựng cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự, gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong ngành VLXD.

Ngành vật liệu xây dựng chưa hết khóDây chuyền sản xuất đá ốp cao cấp của Công ty TNHH MTV Cử Nga (Đông Sơn).

Là đơn vị chuyên cung ứng các loại gạch men, nội thất cao cấp..., Showroom Miền Trung, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) thời gian này cũng gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân phần lớn do tốc độ đầu tư xây dựng đang chững lại, nhiều công trình, dự án hạ tầng triển khai chậm hoặc phải hoãn tiến độ khiến tình hình kinh doanh không mấy khả quan. Đồng thời, chi phí vận tải tăng làm giá VLXD cũng tăng theo, cộng thêm các tác động ngoài từ thị trường.

Chị Phùng Mai Anh, quản lý Showroom Miền Trung, cho biết: "Hiện tại, công suất gia công và cung ứng VLXD của Showroom đã giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng hàng tồn kho vẫn còn khá nhiều, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, để vượt lên trên nghịch cảnh, không có cách nào ngoài sự nỗ lực đến từ chính doanh nghiệp (DN) mình. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung tái cấu trúc, đánh giá lại mô hình kinh doanh và tối ưu hóa hoạt động để bảo đảm sự phát triển bền vững và sự cạnh tranh. Với mảng kinh doanh, thương mại, đơn vị sẽ chủ động gia tăng độ nhận diện, tìm kiếm và phát triển thêm nhiều nhà phân phối, các đại lý khác nhau. Đặc biệt, tập trung kiểm soát hàng tồn kho, siết chặt quản lý để giảm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường".

Thực tế cho thấy, do tình hình tiêu thụ sản phẩm chậm, nhiều DN đã buộc phải dừng một số dây chuyền sản xuất, dẫn đến dòng tiền để trả nợ ngân hàng, chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vì vậy, ngành VLXD đang phải chứng kiến tình trạng chuyển hướng kinh doanh của nhiều DN sản xuất, kinh doanh VLXD.

Cũng là một trong những đơn vị chuyên thi công các công trình về đá, hoạt động sản xuất của Công ty TNHH MTV Cử Nga (Đông Sơn) từ đầu năm đến nay cũng bị chững lại một vài tháng do thị trường tiêu thụ có dấu hiệu sụt giảm. Theo giám đốc công ty Trần Ngọc Cử: Hiện tại, dù các đơn đặt hàng vẫn có đều tới hết năm nhưng tốc độ lại chậm hẳn so với năm ngoái. Biết đây là khó khăn chung của toàn ngành VLXD nhưng công ty cũng phải nghiêm túc đánh giá lại hiệu quả kinh doanh của mình. Điều này là hết sức cần thiết, không chỉ hiểu rõ nhu cầu của khách hàng mà còn là cơ hội để các đơn vị nhận biết và tận dụng lợi thế cạnh tranh. Theo đó, DN đã tập trung nâng cao trình độ, tay nghề cho nhân sự và nhân viên vận hành máy móc theo hướng chuyên nghiệp. Đồng thời, phát triển thêm các loại sản phẩm mới như kính trang trí in Ceramic và gia công các sản phẩm bằng máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại... Ngoài ra, DN cũng lên kế hoạch tích trữ hàng để phục vụ cho mùa xây dựng cuối năm với hy vọng lấy lại được vị thế cho ngành VLXD nói chung và cho chính DN mình nói riêng.

Theo thống kê từ Sở Công Thương Thanh Hóa, từ đầu năm đến nay, nhiều mặt hàng VLXD duy trì đà sản xuất tăng so với cùng kỳ, trong đó gạch xây dựng tăng 9,1%, sắt thép tăng 11,2%... Theo nhận định của các DN, mặt bằng lãi suất cho vay giảm, đầu tư công được đẩy mạnh cùng với những chính sách thúc đẩy thị trường bất động sản sẽ là động lực để ngành VLXD tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm 2024. Cùng với đó, giá VLXD thời điểm hiện tại đã giảm khoảng 10 - 15% so với thời điểm đầu năm, cũng là yếu tố tác động tích cực đến sức tiêu thụ trên thị trường.

Tuy nhiên, để các DN ngành VLXD đối diện với thách thức, khó khăn trước mắt, đòi hỏi mỗi DN cần rà soát lại cơ chế, chính sách phát triển; đặc biệt cần có sự linh hoạt, chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cân đối cung - cầu và nâng cao năng lực dự báo thị trường. Ngành công thương Thanh Hóa cũng đang hỗ trợ các DN ngành VLXD kết nối, kích cầu tiêu dùng sản phẩm trong tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi để các DN ổn định sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]