(Baothanhhoa.vn) - Trước diễn biến bất thường của tình hình thời tiết, đặc biệt sự gia tăng của thiên tai cực đoan, các ngành có liên quan của tỉnh cùng với các địa phương đang chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống thiên tai

Trước diễn biến bất thường của tình hình thời tiết, đặc biệt sự gia tăng của thiên tai cực đoan, các ngành có liên quan của tỉnh cùng với các địa phương đang chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống thiên tai

Diễn tập phòng, chống thiên tai tại xã Quảng Lộc (Quảng Xương).

Trong thời gian qua, tỉnh đã quan tâm bố trí kinh phí từ nhiều nguồn vốn, giao cho các đơn vị thực hiện đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, các khu tái định cư thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 8 trạm đo khí tượng, 18 trạm thủy văn, 145 trạm đo mưa tự động, 27 trạm đo mưa chuyên dùng. Các đơn vị liên quan đã lắp đặt hệ thống quan trắc cảnh báo sớm lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, bao gồm 15 trạm đo mưa tự động thu thập các số liệu tại 15 xã thuộc 3 huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa. Các trạm này truyền dữ liệu về trung tâm xử lý, tính toán các khả năng gây lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Hiện nay, Chi cục Thủy lợi đang tích cực đấu mối với Quỹ Cộng đồng phòng, tránh thiên tai để kêu gọi lắp đặt thêm các trạm đo lượng mưa tự động trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND các huyện miền núi, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 12 dự án di dân tái định cư. UBND tỉnh cũng đã có văn bản trình HĐND tỉnh ra nghị quyết chủ trương đầu tư 11 dự án để sắp xếp ổn định cho 389 hộ dân trên địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Bá Thước, Thường Xuân đến nơi ở mới an toàn.

Trong công tác tìm kiếm cứu nạn, toàn tỉnh đã chuẩn bị sẵn sàng 214 chiếc xe cứu hộ, cứu thương, chữa cháy; 670 chiếc tàu, thuyền, ca nô, xuồng, mô tô nước cứu hộ, cứu nạn; 3.649 ô tô chở người; 2.140 ô tô tải; 1.096 chiếc xe máy ủi, xúc; 20 bộ vượt sông nhẹ; 451 nhà bạt cứu sinh; 21.185 phao áo cứu sinh; 18.035 phao tròn cứu sinh; 356 phao bè và nhiều thiết bị khác để sẵn sàng ứng cứu và xử lý khi có các tình huống xảy ra. UBND tỉnh đã phê duyệt các đề án “Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”; Đề án “Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên khu vực biên giới, vùng biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030”...

Ngoài ra, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 50 lớp tập huấn về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng với 1.500 người tham gia. Các hạt quản lý đê địa phương chủ động tham mưu, phối hợp với các huyện, thị xã: Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Nga Sơn, Yên Định, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn tổ chức tập huấn, diễn tập nghiệp vụ xử lý đê giờ đầu cho lực lượng canh đê, xung kích hộ đê với 4.361 người tham gia.

Nhằm chủ động ứng phó với các loại hình thiên tai, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai. Thường xuyên cập nhật, điều chỉnh kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai với phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng”. Thường xuyên kiểm tra đánh giá hiện trạng, xây dựng phương án, kịch bản bảo vệ an toàn các công trình phòng, chống thiên tai, xác định các khu vực trọng điểm xung yếu, bố trí nguồn lực để xử lý đảm bảo an toàn, tổ chức tuần tra canh gác, phát hiện, giải quyết kịp thời các sự cố hư hỏng có thể xảy ra. Hàng năm, tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án xử lý sự cố hồ đập, đê điều, sơ tán dân, cứu nạn, cứu hộ... trên địa bàn để chủ động thực hiện nhiệm vụ kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xảy ra. Thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, qua các phần mềm ứng dụng, áp phích, tờ rơi... để người dân chủ động thực hiện có hiệu quả các phương án ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Củng cố các đội xung kích phòng, chống thiên tai từng xã, thôn, bản với lực lượng dân quân, tự vệ làm nòng cốt để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ngay từ giờ đầu, nhất là ở các địa bàn trọng điểm. Các ngành có liên quan của tỉnh thường xuyên phối hợp với các địa phương kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, khu vực khai thác khoáng sản; sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.

Bài và ảnh: Hải Đăng


Bài và ảnh: Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]