(Baothanhhoa.vn) - Vừa hướng dẫn khách thăm trang trại rừng, anh Phạm Văn Quý (thôn Ba Bái, xã Xuân Thái, huyện Như Thanh) hồ hởi cho biết: Gia đình được giao khoán đất lâm nghiệp và rừng với diện tích hơn 30ha từ năm 1993. Đến nay, gia đình đã trồng được hơn 8ha rừng keo, xoan, dổi và bảo vệ rừng tự nhiên, chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán rừng. Cùng với đó, gia đình được cán bộ, công nhân Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Như Thanh hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ rừng.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Thanh

Vừa hướng dẫn khách thăm trang trại rừng, anh Phạm Văn Quý (thôn Ba Bái, xã Xuân Thái, huyện Như Thanh) hồ hởi cho biết: Gia đình được giao khoán đất lâm nghiệp và rừng với diện tích hơn 30ha từ năm 1993. Đến nay, gia đình đã trồng được hơn 8ha rừng keo, xoan, dổi và bảo vệ rừng tự nhiên, chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán rừng. Cùng với đó, gia đình được cán bộ, công nhân Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Như Thanh hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ rừng.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Như ThanhRừng trồng cây keo lai mô tại xã Thanh Tân thuộc địa bàn quản lý của BQLRPH Như Thanh.

Hằng tháng, anh Quý cùng với lực lượng của BQLRPH Như Thanh và ban quản lý thôn tổ chức tuần tra rừng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Vì thế, diện tích rừng do hộ gia đình làm chủ luôn phát triển xanh tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Cùng chúng tôi thăm những lô rừng trồng bằng cây nuôi cấy mô tại các xã như Thanh Tân, Xuân Thái... Giám đốc BQLRPH Như Thanh Nguyễn Văn Dũng chia sẻ: BQLRPH Như Thanh được UBND tỉnh giao quản lý, sử dụng hơn 15.245,57ha rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn 12 xã thuộc 3 huyện Nh­ư Thanh, Nông Cống và Như Xuân. Trong đó có 5.699,57ha rừng tự nhiên phải bảo vệ nghiêm ngặt.

Các năm vừa qua, ban đã chủ động nâng cao chất lượng rừng trồng; thực hiện mục tiêu bảo vệ an toàn diện tích rừng được giao, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng và cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có; hình thành các vùng trồng rừng sản xuất lâm sản hàng hóa tập trung, chuyên canh, thâm canh với quy mô lớn, gắn trồng rừng với chế biến và thị trường tiêu thụ lâm sản; nâng cao hiệu quả sản xuất, sử dụng rừng, thu hút và tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động làm nghề rừng; bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần xóa đói, giảm nghèo, XDNTM trên địa bàn. Trọng tâm là trồng rừng bằng cây giống chất lượng cao như keo lai mô, dổi ăn hạt xen keo nhằm tăng giá trị thu nhập cho hộ nhận khoán đất lâm nghiệp, nhận khoán rừng.

Ban cũng chủ động hoàn thành xây dựng phương án, lập bản đồ quy hoạch đất gắn với quy hoạch 3 loại rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế huy động mọi nguồn lực để bảo vệ, phát triển rừng. Tỉnh đã có chính sách hỗ trợ chủ rừng trồng rừng tập trung bằng cây nuôi cấy mô. Vì thế, ban tập trung tuyên truyền để người dân trong vùng hiểu được ưu điểm nổi bật của cây nuôi cấy mô như phát triển nhanh, đều, sinh khối gỗ cao hơn, tỷ lệ nhiễm sâu bệnh thấp... vận động chủ rừng khắc phục khó khăn đầu tư mở rộng diện tích trồng mới rừng và trồng lại sau khai thác bằng cây nuôi cấy mô.

Để nâng cao hiệu quả trồng mới rừng, các trạm quản lý bảo vệ rừng đóng tại các xã thường xuyên bám địa bàn hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức cho các hộ trồng mới rừng sản xuất theo hướng thâm canh như keo nuôi cấy mô, keo hom... bảo vệ an toàn diện tích rừng được giao quản lý, bảo vệ, chăm sóc và khai thác rừng trồng theo đúng kế hoạch. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức họp thôn, bản, vận động các hộ dân chủ động đăng ký diện tích trồng rừng; thiết kế kỹ thuật các công trình lâm sinh; chuẩn bị tốt hiện trường.

Nhằm nâng cao chất lượng rừng trồng, cùng với chỉ đạo, đôn đốc công tác sản xuất, chăm sóc cây giống, cơ quan chức năng đã kiểm soát chặt chất lượng cây giống trước khi xuất vườn đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định mới cho trồng trên địa bàn ban quản lý.

Kết quả, từ năm 2021 đến tháng 8/2024, BQLRPH Như Thanh đã hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng cây giống, tổ chức cho các hộ nhận khoán đất sản xuất lâm nghiệp trồng mới, trồng lại rừng đã khai thác theo quy định được 1.477,4ha rừng, trong đó có 220,8ha trồng bằng cây keo lai mô. Riêng năm 2024, BQLRPH như Thanh đã triển khai trồng lại 250ha rừng sản xuất; chăm sóc, bảo vệ 1.197,4ha rừng đã trồng trong các năm vừa qua. Nhìn chung, toàn bộ diện tích rừng trồng đã và đang được chăm sóc, bảo vệ, sinh trưởng tốt. Kết quả nổi bật là đầu năm 2024, BQLRPH Như Thanh đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC cho 3.584,34ha rừng trên địa bàn 8 xã, thị trấn của huyện Như Thanh và xã Thượng Ninh của huyện Như Xuân, giúp giá trị gỗ nâng lên, đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường quốc tế.

Nhờ tích cực trồng và bảo vệ rừng, người dân nhận khoán trong vùng dự án của BQLRPH Như Thanh đã có thêm việc làm tại chỗ, tăng thu nhập từ tiền nhân công và sản phẩm của rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, thúc đẩy chương trình XDNTM trong vùng. Toàn bộ diện tích rừng trồng mới trên địa bàn đư­ợc chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sinh trư­ởng, phát triển tốt. Diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất hiện có đư­ợc bảo vệ nghiêm ngặt, không để xảy ra cháy rừng. An ninh rừng trên địa bàn đ­ược giữ vững. Độ che phủ của rừng do BQLRPH Như Thanh quản lý đạt 92,27%. Diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt đã và đang được phục hồi, phát triển ổn định. Qua đó giúp phát huy tính năng phòng hộ, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, tạo nguồn sinh thủy cho các công trình thủy lợi, bảo vệ đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, cũng là nơi cho các loài động vật cư trú và bảo tồn nguồn gen các loài thực vật rừng.

Bài và ảnh: Thu Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]