(Baothanhhoa.vn) - Báo Thanh Hóa nhận được phản ánh của người dân về tình trạng nhiều ngày nay trên bờ đê sông Cung, xã Hoằng Ngọc (Hoằng Hóa) xuất hiện bãi rác khá lớn không đúng vị trí quy hoạch bãi rác thải ở địa phương, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan nông thôn.

Phớt lờ chỉ đạo, bãi rác tự phát vẫn tồn tại trên bờ đê sông Cung, xã Hoằng Ngọc

Báo Thanh Hóa nhận được phản ánh của người dân về tình trạng nhiều ngày nay trên bờ đê sông Cung, xã Hoằng Ngọc (Hoằng Hóa) xuất hiện bãi rác khá lớn không đúng vị trí quy hoạch bãi rác thải ở địa phương, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan nông thôn.

Phớt lờ chỉ đạo, bãi rác tự phát vẫn tồn tại trên bờ đê sông Cung, xã Hoằng Ngọc

Cơ sở sản xuất hạt nhựa tái chế của hộ dân hoạt động trở lại vào tháng 6-2022.

Có mặt tại khu vực được phản ánh vào trưa 28-6, quan sát hiện trường, PV ghi nhận tại bờ đê khu vực gần một xưởng sản xuất hạt nhựa tồn tại một bãi rác nilon với khối lượng lớn. Do ảnh hưởng của thời tiết và xe vận chuyển làm rơi vãi, bên cạnh “núi” rác này nhiều rác nilon bay tràn cả xuống khu vực lòng đường.

Phớt lờ chỉ đạo, bãi rác tự phát vẫn tồn tại trên bờ đê sông Cung, xã Hoằng Ngọc

Bãi rác tự phát này là nguồn nguyên liệu sản xuất của cơ sở, đang được tập kết trên đê sông Cung.

Ông Lê Văn B ở thôn 8, xã Hoằng Ngọc, cho biết: Gia đình thuê đất của địa phương để trồng trọt, nuôi bò, nuôi tôm và ở lại thường xuyên để trông nom. Tuy nhiên thời gian gần đây, ngay cạnh trang trại xuất hiện bãi rác to. Tuy không bốc mùi hôi thối đến mức như rác thải sinh hoạt chưa phân loại, nhưng khi có gió, mùi hôi tanh và túi ni lông bay cả ra đường và xuống khu vực nhà trông coi.

Theo phản ánh của một số hộ dân thôn 8 và các chủ trang trại, đầm tôm ở khu vực lân cận bãi rác, không chỉ ảnh hưởng mỹ quan của xã nông thôn mới Hoằng Ngọc, việc bãi rác “tự phát” này tồn tại khiến việc lưu thông của người dân qua khu vực này cũng khó khăn hơn. Môi trường sống và sản xuất của người dân bị ảnh hưởng.

Phớt lờ chỉ đạo, bãi rác tự phát vẫn tồn tại trên bờ đê sông Cung, xã Hoằng Ngọc

Ảnh hưởng của thời tiết và xe vận chuyển làm rơi vãi, khiến rác thải tràn xuống lòng đường.

Nói về vấn đề này, Chủ tịch UBND xã Hoằng Ngọc, ông Hắc Xuân Thọ cho biết: Bãi rác ni lông này đã tồn tại khoảng 1 tháng nay tại khu vực đê sông Cung và nằm gần vị trí các đầm tôm, trang trại mà các hộ dân thuê của xã thuê đất sản xuất nông nghiệp. Đây là nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của cơ sở sản xuất hạt nhựa tái chế của gia đình ông Nguyễn Đình Bình ở thôn Yên Tập, xã Hoằng Ngọc. Cơ sở này được UBND huyện chấp thuận dự án sản xuất hạt nhựa tái chế, với diện tích 4.000 m2 vào năm 2016.

Ông Hắc Xuân Thọ cũng cho biết thêm: Do quy hoạch của tuyến đường bộ ven biển chạy qua phần đất thuê của gia đình, đồng thời cắt phần đường đi vào cơ sở sản xuất nên phần diện tích thuê đất của cơ sở bị thu hẹp. Diện tích lưu thông cũng không còn nên chủ cơ sở đã tập kết nguyên liệu ngoài khu vực đất thuê. Việc tồn tại của bãi rác nilon này, chính quyền xã đã nắm bắt được, tiến hành kiểm tra thực tế và liên hệ với chủ cơ sở nhanh chóng vận chuyển toàn bộ khối lượng túi nilon hiện có đang tập kết trên bãi để hoàn trả lại mặt bằng hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, chủ cơ sở chưa triển khai khắc phục.

Phớt lờ chỉ đạo, bãi rác tự phát vẫn tồn tại trên bờ đê sông Cung, xã Hoằng Ngọc

Bãi rác nằm gần khu vực sản xuất nông nghiệp, cần sớm được giải tỏa để bảo đảm sản xuất và mỹ quan nông thôn.

Được biết, trước phản ánh của Nhân dân về tình trạng này, ngày 19-6-2022 đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoằng Hoá cùng UBND xã Hoằng Ngọc đã làm việc với chủ cơ sở để kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai và môi trường tại khu vực xưởng sản xuất tái chế hạt nhựa của hộ ông Nguyễn Đình Bình.

Tại thời điểm kiểm tra, ước tính có khoảng 5-6 tấn phế liệu là túi nilon đã được xử lý sơ bộ, tập kết trên khoảng 500 m2 của khu vực bãi tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt trước đây của xã Hoằng Ngọc. Khối lượng túi nilon này được hộ ông Nguyễn Đình Bình thu mua về phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Theo biên bản buổi làm việc, hộ ông Nguyễn Đình Bình cho biết: Do ảnh hưởng phức tạp của dịch COVID-19 khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tái chế hạt nhựa thấp nên cơ sở ngừng sản xuất 2 năm nay và bắt đầu hoạt động trở lại vào tháng 6-2022. Tuy nhiên, do không ước lượng được khối lượng nguyên liệu mua về nên khi ký kết hợp đồng với đơn vị cung ứng lượng nguyên liệu chuyển về nhiều hơn khả năng chứa của kho bãi. Vì vậy, hộ sản xuất đã thuê máy móc và công nhân để san gạt, cải tạo lại khu vực bãi tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt cũ của xã Hoàng Ngọc (bãi này bỏ hoang không sử dụng sau khi xã thay đổi hình thức thu gom rác thải sinh hoạt trực tiếp từ hộ gia đình).

Trước phản ánh của người dân, hộ sản xuất cam kết sẽ thuê máy móc vận chuyển toàn bộ khối lượng nguyên liệu trên vào khuôn viên cơ sở trong thời bạn 10 ngày (tính từ ngày 19-6).

Tuy nhiên, theo thống nhất tại buổi làm việc (có ghi biên bản), Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoằng Hóa cùng xã Hoằng Ngọc yêu cầu hộ gia đình ông Bình thực hiện vận chuyển toàn bộ khối lượng túi nilon hiện đang tập kết trên khu vực bãi rác cũ của xã Hoằng Ngọc vào khuôn viên cơ sở sản xuất, hoàn trả mặt bằng xong trước ngày 23-6-2022; đồng thời, tăng cường công tác vệ sinh môi trường cũng như vận hành đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường trong nhà xưởng khi hoạt động trở lại.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoằng Hóa cũng đề nghị UBND xã Hoằng Ngọc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc hoạt động vận chuyển khối lượng nguyên liệu (túi nilon) hiện đang tập kết trên bãi rác cũ của xã, báo cáo kết quả thực hiện về UBND huyện trước ngày 24-6-2022. Tuy nhiên, đến nay, bãi tập kết rác này vẫn đang tồn tại. Chủ cơ sở vẫn chưa triển khai phương án di dời bãi rác theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

Báo Thanh Hóa điện tử sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

Nhóm PV Kinh tế


Nhóm PV Kinh tế

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]