(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều dòng sông đang bị “chết dần, chết mòn”. Nước sông dần cạn kiệt, nơi có màu xanh đậm, nơi đen ngòm, nổi váng, rác thải dồn ứ và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế của người dân xung quanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những dòng sông bị “bức tử”

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều dòng sông đang bị “chết dần, chết mòn”. Nước sông dần cạn kiệt, nơi có màu xanh đậm, nơi đen ngòm, nổi váng, rác thải dồn ứ và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế của người dân xung quanh.

Hành vi lấn chiếm lòng sông của cư dân và rác thải dồn ứ gây ách tắc dòng chảy trên sông Nhà Lê, đoạn chảy qua xã Đông Tiến (Đông Sơn).

Sông Mã - dòng sông lớn nhất xứ Thanh, điểm đầu tiên đổ vào địa phận Thanh Hóa là bản Tén Tằn, xã Tén Tằn (Mường Lát), chảy qua vùng Tây Bắc của tỉnh rồi đổ ra Vịnh Bắc Bộ qua cửa biển Lạch Hới. Từ bao đời nay, dòng sông có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nguồn nước nuôi trồng thủy sản và nước sinh hoạt cho người dân hai bên bờ. Thế nhưng, chính những cư dân và các nhà máy, xí nghiệp hai bên bờ đang “bức tử” dòng sông bởi những hành động vô trách nhiệm. Từ thượng nguồn sông Mã, đoạn chảy qua địa bàn huyện Quan Hóa, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản được xây dựng ngay bên bờ sông, tập trung nhiều nhất tại các xã Hồi Xuân, Xuân Phú... Nhiều cơ sở không chỉ đổ đất đá lấn chiếm dòng sông để xây dựng công trình phục vụ cho hoạt động sản xuất, chế biến lâm sản mà trong quá trình hoạt động, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, một số cơ sở sản xuất thường xuyên xả nước thải chưa qua xử lý, nước thải vượt tiêu chuẩn trực tiếp xuống sông. Mỗi ngày, sông Mã phải hứng chịu một lượng chất thải lớn khiến nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nặng. Bên cạnh đó, thói quen vứt rác xuống sông của cư dân hai bên bờ cũng đang góp phần “bức tử” con sông này.

Tương tự, sông Nhà Lê những năm qua không khác nào một dòng sông “chết”. Đặc biệt, đoạn chảy qua các xã: Đông Thanh, Đông Tiến, Đông Anh, thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn), rác thải sinh hoạt mắc lại thành “bè”, thành khối kín dòng nước. Nhiều hộ dân đã xây dựng đường ống dẫn nước thải sinh hoạt xả thẳng ra sông. Rác thải dồn ứ thành những bãi rác nổi, mùi xú uế bốc lên nồng nặc. Tại xã Đông Thanh, nhiều cơ sở giết mổ gia súc xả thẳng chất thải chưa qua xử lý xuống sông khiến dòng nước biến thành màu xanh đậm, có chỗ đen kịt. Nhánh sông Nhà Lê, đoạn chảy qua xã Thái Hòa (Triệu Sơn) cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nguồn nước thải của khoảng 30 cơ sở giặt, tái chế bao bì, phế liệu, các trang trại chăn nuôi lợn. Lượng nước bẩn của trang trại chăn nuôi lợn và lượng nước dư thừa lẫn cả bột giấy và xi măng của các cơ sở tái chế bao bì chảy tràn ra ngoài các xưởng và đổ thẳng xuống dòng sông. Nhiều đoạn sông bị bồi lắng đầy bởi bụi xi măng, bột giấy, bột nhựa, bao bì... Dòng sông trước kia vốn trong lành, nhiều cá tôm, hến, thì nay chỉ còn lại một dòng nước đen quánh, bốc mùi hôi thối nồng nặc vào mùa hè. Việc làm vô trách nhiệm này đã khiến dòng sông vốn trong lành đã bị bồi lấp và ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân vùng ven bờ. Không chỉ vậy, diện tích lòng sông đang ngày càng bị thu hẹp do hiện tượng lấn chiếm, bồi lắng gây ách tắc dòng chảy, điều này khiến cho nhiệm vụ tiêu thoát nước của sông Nhà Lê vào mùa mưa gặp rất nhiều khó khăn.

Dòng sông Trà Giang chảy qua địa phận hai huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc vốn trong lành, nên thơ nổi tiếng một thời, nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đi dọc bờ sông, chúng tôi ghi nhận những đám bèo tây dày đặc, trải dài, phủ kín hàng km gây ách tắc dòng chảy; màu nước đen kịt, bốc mùi hôi xuất phát từ hành vi “vô tư” xả rác thải sinh hoạt và xác chết động vật của người dân. Bà Nguyễn Thị Hoa, xã Thuần Lộc (Hậu Lộc) - người đã chứng kiến sự đổi thay của dòng sông Trà Giang hàng chục năm qua ngậm ngùi chia sẻ: “Những bến sông hai bên bờ trước đây là nơi phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân địa phương. Nguồn nước tưới tiêu, phục vụ sản xuất trong vùng cũng bắt nguồn từ dòng sông này. Hơn 10 năm nay, dòng sông đã không còn khả năng phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Thậm chí, vào những ngày nắng nóng hoặc mỗi khi những cơn gió thổi, mùi hôi thối nồng nặc khắp cả một vùng quê như một sự ám ảnh”. Trên địa bàn tỉnh còn nhiều dòng sông khác đang “khắc khoải” vì ô nhiễm, như các sông: Thống Nhất (đoạn chảy qua xã Quảng Phú, TP Thanh Hóa), sông Âm (đoạn chảy qua các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh)...

Việc làm cần thiết lúc này là cứu lấy những dòng sông. Xử phạt nghiêm những đối tượng gây ô nhiễm dòng sông là biện pháp rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là nhận thức của người dân, cơ sở sản xuất trong việc bảo vệ nguồn nước trên sông.


Bài và ảnh: Lê Tình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]