(Baothanhhoa.vn) - Trong 2 năm trở lại đây, rác thải sinh hoạt trở thành vấn đề nóng trên địa bàn huyện Thạch Thành. Bãi rác sinh hoạt lớn nhất của huyện tại Đồi Cà, xã Thành Thọ đã quá tải nhiều năm nay và việc xử lý không thể theo kịp với khối lượng rác thải ngày càng tăng cao. Tỷ lệ xử lý tập trung tại bãi rác thấp, do công suất chỉ 9 tấn/ngày đêm. Quá tải dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường (không khí, nước thải), ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của người dân sống xung quanh khu vực này. Người dân đã nhiều lần gửi phản ánh, kiến nghị tới UBND huyện đề nghi có các giải pháp cấp bách nhằm giải quyết tình trạng trên.

Giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt ở Thạch Thành

Trong 2 năm trở lại đây, rác thải sinh hoạt trở thành vấn đề nóng trên địa bàn huyện Thạch Thành. Bãi rác sinh hoạt lớn nhất của huyện tại Đồi Cà, xã Thành Thọ đã quá tải nhiều năm nay và việc xử lý không thể theo kịp với khối lượng rác thải ngày càng tăng cao. Tỷ lệ xử lý tập trung tại bãi rác thấp, do công suất chỉ 9 tấn/ngày đêm. Quá tải dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường (không khí, nước thải), ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của người dân sống xung quanh khu vực này. Người dân đã nhiều lần gửi phản ánh, kiến nghị tới UBND huyện đề nghi có các giải pháp cấp bách nhằm giải quyết tình trạng trên.

Giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt ở Thạch ThànhBãi rác sinh hoạt tại Đồi Cà, xã Thành Thọ đã quá tải nhiều năm nay.

Tuy vậy, đây là vấn đề không thể giải quyết trong “ngày một, ngày hai” khi công nghệ xử lý rác thải đã lạc hậu, không theo kịp với tình hình. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn Kim Tân và một số thôn của xã Thành Hưng, xã Thành Thọ được Công ty CP Giao thông Thạch Thành thực hiện thu gom và xử lý bằng công nghệ đốt tại lò đốt quy mô cụm thuộc bãi rác Đồi Cà xã Thành Thọ. Trong khi đó, các xã Thạch Sơn, Thạch Bình, Thạch Đồng, Thành Tâm và thị trấn Vân Du hợp đồng với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện thực hiện thu gom và đưa đi xử lý tại bãi rác tập trung của xã. Chất thải rắn được xử lý bằng biện pháp đốt thủ công và chôn lấp; các hộ dân tự thu gom và xử lý bằng biện pháp đốt hoặc chôn lấp tại hộ gia đình. Trong lúc chưa có một nhà máy xử lý rác thải công nghệ hiện đại, những giải pháp nói trên hiện vẫn phải thực hiện.

Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Thạch Thành năm 2021 ước khoảng 35.807 tấn. Trước tình hình trên, huyện đã tích cực thực hiện các giải pháp nhằm thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt với khối lượng ước đạt 27.930 tấn. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng biện pháp đốt là 16.758 tấn; khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng biện pháp chôn lấp là 11.172 tấn. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ đốt là 11,8% (không đạt chỉ tiêu theo nhiệm vụ được giao).

Về chất thải nguy hại, trên địa bàn huyện hiện có tổng số 136 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh chất thải nguy hại do các cơ sở tự thu gom, hợp đồng với các đơn vị chức năng để xử lý. UBND huyện Thạch Thành đã xây dựng và ban hành kế hoạch thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại đối với các chủ nguồn thải có số lượng chất thải phát sinh dưới 600 kg/năm. Chất thải nguy hại từ các hộ gia đình và từ các nguồn khác được thu gom đốt, chôn lấp tập trung hoặc tại các hộ gia đình. Đối với rác thải y tế được thu gom vào thùng, bố trí kho lưu trữ tạm thời và vận chuyển đến Bệnh viện Đa khoa huyện để xử lý riêng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1 đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước là Công ty CP Giao thông Thạch Thành, thực hiện thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho khu vực thị trấn Kim Tân và vùng phụ cận. Đối với các xã, thị trấn hợp đồng với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tư nhân thực hiện công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, phí thu gom, vận chuyển được lấy từ nguồn thu đóng góp của Nhân dân...

Sự nỗ lực của huyện, các xã, thị trấn trong công tác giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt là đáng ghi nhận. Tuy nhiên về lâu dài, rất cần có một dự án lớn, đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ hiện đại. Có như vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường do sự quá tải của các bãi rác trên địa bàn huyện Thạch Thành mới được giảm thiểu, không ảnh hưởng xấu tới đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân. Được biết, huyện Thạch Thành cũng đã tạo cơ chế thuận lợi để kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, tuy nhiên cho tới thời điểm này, đây vẫn chỉ là sự mong mỏi, hy vọng của người dân mà thôi.

Bài và ảnh: Mạnh Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]