(Baothanhhoa.vn) - Chiều 25 – 3, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị nghe phương án điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045

Chiều 25 – 3, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị nghe phương án điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045.

Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường trình bày phương án điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, chủ trì. Đại diện các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố liên quan của tỉnh cùng tham dự.

Được biết, từ năm 2016, UBND tỉnh đã có quy hoạch điều chỉnh quản lý chất thải rắn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, trên địa bàn tỉnh được quy hoạch 5 khu xử lý rác trọng điểm và 75 khu xử lý tập trung tại các địa phương. Sau gần 5 năm thực hiện, quy hoạch này đã đạt được những kết quả nhất định, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý năm sau cao hơn năm trước.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế kéo theo nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng nhiều, lượng chất thải rắn phát sinh vượt quá dự báo. Nhiều khu xử lý chất thải ít phát huy hiệu quả, một số khu xử lý triển khai chậm, nhiều khu khác bị quá tải, gây ồn ứ làm ô nhiễm môi trường… Do vậy, việc điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới là việc làm cần thiết và cấp bách.

Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045

Đại diện Sở Xây dựng đóng góp ý kiến.

Theo phương án điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045 do đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường trình bày, mục tiêu đến năm 2025, sẽ có 95% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị và 90% tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom và xử lý bảo đảm môi trường. Các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường; lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ sản xuất nhiệt điện, phân bón; chất thải rắn nguy hại phát sinh từ sản xuất; chất thải rắn trong xây dựng; bùn thải… đều được thu gom xử lý với tỷ lệ từ 80 đến 100%, tùy điều kiện và khả năng thực tế. Đến năm 2045, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; hạn chế đến mức thấp nhất việc chôn lấp chất thải rắn như tại nhiều địa phương hiện nay.

Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045

Đại diện UBND thị xã Bỉm Sơn phát biểu các nội dung liên quan trên địa bàn.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có đánh giá hiện trạng, dự báo lượng rác thải cũng như sự phát triển của công nghệ và định hướng công nghệ xử lý rác thải đến năm 2025, định hướng đến năm 2045. Trước mắt, việc phân vùng các khu xử lý chất thải rắn đến năm 2030 cũng được vạch ra với các khu xử lý tập trung lớn cụ thể và khu xử lý riêng cho từng huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp nhiều giải pháp thực hiện các vấn đề liên quan như: cơ chế chính sách cho thực hiện; phương án kêu gọi đầu tư các khu xử lý; nguồn kinh phí thực hiện; nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xử lý chất thải rắn… Nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban, ngành liên quan và các địa phương cũng được vạch ra cụ thể.

Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu kết luận tại hội nghị.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền khẳng định, vấn đề môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu, toàn quốc, nhất là vấn đề xử lý chất thải rắn, bởi nó ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, đến phát triển kinh tế - xã hội. Về nội dung phương án điều chỉnh quy hoạch, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đánh giá cao Sở Tài nguyên và Môi trường đã có nghiên cứu, khảo sát để hoàn thiện phương án quy hoạch. Sở đã có sự phối hợp với các ngành, các địa phương để phân tích hiện trạng, đề xuất hướng xử lý, có tính khả thi. Đồng chí thống nhất với những đánh giá về hiện trạng tình hình xử lý chất thải rắn hiện nay, nhưng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường làm rõ hơn những bất cập hiện tại, cũng như dự tính tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn những giai đoạn tới.

Với các phương án và giải pháp thực hiện, đồng chí thống nhất điều chỉnh 5 khu xử lý rác thải tập trung của những giai đoạn trước thành 3 khu xử lý tập trung trong thời gian tới, tại: xã Đông Nam, huyện Đông Sơn để xử lý rác thải cho TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn; xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia để xử lý cho huyện Tĩnh Gia và Khu Kinh tế Nghi Sơn mở rộng; khu xử lý rác thải tập trung tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn trên cơ sở xây dựng 3 phương án xử lý rác. Đồng thời, bỏ 2 khu xử lý tập trung tại các xã Xuân Phú (Thọ Xuân) và Cẩm Châu (Cẩm Thủy) ra khỏi quy hoạch; thay vào đó, các huyện, thị xã còn lại sẽ xây dựng khu xử lý riêng cho từng địa phương trên cơ sở đốt triệt để hoặc xử lý hỗn hợp, hạn chế việc chôn lấp. Riêng 5 huyện miền núi cao của tỉnh, vẫn có thể chôn lấp hợp vệ sinh tại các địa điểm phù hợp, do huyện đề xuất.

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng và các địa phương để xác định vị trí cụ thể các khu xử lý rác cấp huyện.

Với các khu đốt hoặc chôn rác nhỏ lẻ hiện tại, cần quy hoạch lại trên cơ sở mở rộng, nâng cấp nhưng bảo đảm yêu cầu theo các tiêu chuẩn; những khu xử lý không bảo đảm điều kiện môi trường cần phải dừng hoạt động theo lộ trình phù hợp. Việc tăng cường quản lý Nhà nước với các cơ sở xử lý rác thải nguy hại, rác công nghiệp và rác thải y tế phải được siết chặt hơn trong những giai đoạn tới. Với các đô thị, nên quy hoạch vị trí đổ rác thải xây dựng, bê tông tươi dư thừa và bùn thải nạo vét.

Đồng chí yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường sửa lại mốc thời gian thành “Phương án điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050” để phù hợp với các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này; đồng thời hoàn thiện lại phương án điều chỉnh quy hoạch, sớm trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở thực hiện.

Lê Đồng


Lê Đồng

Từ khóa:Rác thải

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]