(Baothanhhoa.vn) - Xác định xã hội hóa (XHH) là một trong những biện pháp tích cực, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường (BVMT), thời gian qua, tỉnh ta đã có nhiều giải pháp thiết thực, nhằm huy động các nguồn lực xã hội tham gia BVMT, bước đầu đem lại kết quả khả quan.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần nhiều hơn nữa sự chung tay của cộng đồng trong xã hội hóa bảo vệ môi trường

Xác định xã hội hóa (XHH) là một trong những biện pháp tích cực, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường (BVMT), thời gian qua, tỉnh ta đã có nhiều giải pháp thiết thực, nhằm huy động các nguồn lực xã hội tham gia BVMT, bước đầu đem lại kết quả khả quan.

Cần nhiều hơn nữa sự chung tay của cộng đồng trong xã hội hóa bảo vệ môi trườngMô hình xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh, thân thiện môi trường tại Công ty CP Vệ sinh Môi trường Lam Sơn.

Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Trung ương và Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhằm huy động các nguồn lực đầu tư cho BVMT, trong những năm qua tỉnh ta có nhiều chính sách nhằm thu hút và hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia BVMT. Trong đó có hỗ trợ về đất đai, giải phóng mặt bằng; hỗ trợ vốn, ưu đãi tín dụng; miễn giảm thuế, phí cho các doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng các công trình BVMT; trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động BVMT. Với các chính sách hỗ trợ và tạo môi trường đầu tư thông thoáng, đã có nhiều doanh nghiệp tư nhân đến đầu tư xây dựng các công trình thu gom, xử lý chất thải, tái chế rác thải như: Dự án hệ thống cấp nước tại thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) của Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa; dự án công viên cây xanh tại phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) của Công ty CP Thành Nam; dự án khu xử lý rác thải tại thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ môi trường xanh Hoàng Hải Hà... Các công trình do doanh nghiệp đầu tư đã góp phần không nhỏ trong việc BVMT, tận dụng được nguồn tài nguyên và đặc biệt là giải quyết việc làm cho một lượng lao động nhàn rỗi của địa phương.

Nhằm đẩy mạnh XHH công tác BVMT ở khu vực nông thôn, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4294/2011/QĐ-UBND ngày 21-12-2011 về chính sách khuyến khích XHH, trong đó có lĩnh vực BVMT. Đến nay, đã có 5 dự án được miễn giảm tiền thuế đất với tổng số tiền là 12.565 triệu đồng. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh cũng ban hành Nghị quyết số 27/2016/NQHĐND ngày 8-12-2016; Nghị quyết số 65/2017/NQHĐND ngày 12-7-2017 (sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 27/2016/NQHĐND) về quy định mức thu, miễn, giảm, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh; trong đó, có 9 khoản phí về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Đây là cơ sở cần thiết để đảm bảo thực thi công tác BVMT. Đến nay, đã có 42 khu xử lý chất thải rắn đang hoạt động (gồm 26 lò đốt và 16 khu chôn lấp). Trong đó, UBND tỉnh đã hỗ trợ kinh phí cho 6 địa phương, đơn vị xử lý bằng công nghệ đốt, với tổng kinh phí gần 31 tỷ đồng (thị xã Bỉm Sơn, các huyện: Như Thanh, Quảng Xương, Yên Định, Nông Cống và Khu Kinh tế Nghi Sơn). Qua đó, góp phần giảm thiểu lượng chất thải rắn sinh hoạt đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Song song với các hoạt động trên, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BVMT trong Nhân dân được đẩy mạnh. Người dân ngày càng nâng cao nhận thức về hiện trạng môi trường, nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm môi trường, các biện pháp BVMT. Ở nhiều địa phương, người dân đã tự nguyện ký cam kết BVMT và đưa nội dung cam kết gắn với việc thực hiện quy ước nếp sống văn hóa của địa phương. Đồng thời chủ động thực hiện các hoạt động chung sức BVMT, tự giác đóng góp kinh phí để đầu tư cho việc thu gom, xử lý rác thải. Ngoài ra, ngành tài nguyên và môi trường phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các tổ chức thành viên phát động các phong trào BVMT trong quần chúng Nhân dân. Đồng thời nhiều mô hình BVMT của các tổ chức, đoàn thể được xây dựng và đem lại hiệu quả thiết thực như: tuyến đường phụ nữ tự quản; tổ cựu chiến binh tự quản BVMT; công trình thanh niên BVMT; các đoạn đường thanh niên tự quản...

Tuy nhiên, công tác XHH BVMT vẫn còn một số khó khăn như: chưa thu hút và khuyến khích được nhiều thành phần kinh tế tham gia; vốn viện trợ dành cho các hoạt động BVMT còn rất ít; vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở chăn nuôi xen kẽ trong khu dân cư; tình trạng phát thải rác sinh hoạt ngày càng lớn trong khi chưa có khu xử lý rác thải tập trung... Thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh XHH BVMT, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia cần thiết lập cơ sở pháp lý cho vấn đề xã hội hóa; xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết BVMT; phát triển phong trào quần chúng tham gia BVMT; xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình XHH đối với từng làng nghề; xây dựng và hoàn thiện cơ chế huy động cộng đồng đóng góp nguồn lực... Qua đó tuyên truyền, vận động, huy động sự tham gia của toàn thể cộng đồng vào hoạt động BVMT.

Bài và ảnh: Trường Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]