(Baothanhhoa.vn) - Dịch bệnh COVID-19 đã tạo ra không ít những tác động tiêu cực đối với tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Để khắc phục khó khăn trước mắt, cũng như hình thành kênh tiêu thụ hàng hóa theo xu hướng 4.0, nhiều mặt hàng đã được hỗ trợ trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Thực tế cho thấy, đây là hướng đi thích hợp và sẽ là xu hướng kinh doanh được triển khai mạnh mẽ trong tương lai.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua ứng dụng thương mại điện tử

Dịch bệnh COVID-19 đã tạo ra không ít những tác động tiêu cực đối với tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Để khắc phục khó khăn trước mắt, cũng như hình thành kênh tiêu thụ hàng hóa theo xu hướng 4.0, nhiều mặt hàng đã được hỗ trợ trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Thực tế cho thấy, đây là hướng đi thích hợp và sẽ là xu hướng kinh doanh được triển khai mạnh mẽ trong tương lai.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua ứng dụng thương mại điện tửApp bán hàng trực tuyến do VCCI Thanh Hóa xây dựng sẽ là kênh hỗ trợ tiêu thụ nông sản được hỗ trợ một phần kinh phí đăng tải và duy trì sản phẩm.

Cùng với các phương thức bán hàng truyền thống, từ đầu năm 2020 đến nay, Công ty TNHH Lê Gia (Hoằng Hóa) đã chú trọng phát triển kênh bán hành thông qua sàn TMĐT. Thông qua các kênh kinh doanh trực tuyến này, sản phẩm mắm mang thương hiệu Lê Gia đã được xuất khẩu tại thị trường Nga, Hàn Quốc... Ông Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Lê Gia, cho biết: Đến nay, kênh bán hàng qua TMĐT đã chiếm khoảng 30% doanh số. Thông qua các sàn TMĐT, App của đối tác, Lê Gia đã xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và tiếp cận với khách hàng bền vững trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ thương mại nông sản công nghệ cao Thiên Trường 36 (Đông Sơn), cũng từ hơn 1 năm nay, các mặt hàng nông sản của đơn vị đã đưa lên sàn nongsanantoanthanhhoa.com.vn và một số trang bán hàng online của các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh. Đại diện công ty này cho biết: Hiện công ty liên kết với một số đơn vị sản xuất nông sản hữu cơ nên sản lượng lớn, khoảng 100 tấn/năm. Trong đó, có 2 sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao tỉnh Thanh Hóa, là dưa vàng Kim Hoàng hậu và dưa chuột baby. Nhờ tham gia sàn TMĐT, nhiều đối tác đã chủ động tìm đến và đặt hàng tiêu thụ sản phẩm.

Khảo sát tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đã triển khai kênh bán hàng qua TMĐT, doanh số kinh doanh qua hình thức này hiện chiếm khoảng 20 - 30%. Tuy đây còn là một con số khiếm tốn, nhưng sẽ là hướng đi tất yếu trong việc tiêu thụ sản phẩm được dự đoán gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn đang nỗ lực ứng dụng công nghệ số để đưa các sản phẩm lên các sàn TMĐT, các website, như: www.langnghethanhhoa.vn. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh cũng xây dựng website Chương trình OCOP với tên miền: ocoptinhthanhhoa.com.vn để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đã được công nhận.

Theo Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, việc đẩy mạnh bán hàng trên kênh TMĐT có ý nghĩa quan trọng giúp đẩy nhanh tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Do vậy, Bộ Công Thương cũng đã đề nghị các sàn TMĐT tạo điều kiện cho người bán, thương nhân kinh doanh nông sản có điều kiện tiếp cận hình thức này; đồng thời, có các chương trình hỗ trợ các địa phương thúc đẩy tiêu thụ lượng nông sản lớn trên các sàn TMĐT uy tín... Được biết, Cục Xúc tiến thương mại đã và đang phối hợp với các sàn TMĐT đào tạo, tập huấn cho nông dân, chủ trang trại kỹ năng quảng bá sản phẩm, bán hàng livestream; hỗ trợ áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, tạo điều kiện để nông dân hiểu và nắm bắt rõ hơn về xu hướng và yêu cầu thị trường, từ đó tổ chức sản xuất hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng vừa ban hành Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT phê duyệt kế hoạch hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Tại Thanh Hóa, để nâng cao năng lực trong việc đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT, hàng năm, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh cũng đã phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ thông tin cho các chủ thể OCOP. Trong các đợt tập huấn này, đại diện các trang TMĐT uy tín như Lazada, Shopee, Tiki đã được mời để trao đổi, hướng dẫn cách thức đưa sản phẩm lên sàn thuận tiện nhất. Được biết, trong giai đoạn 2021-2025, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh cũng đề xuất nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đưa sản phẩm lên sàn TMĐT. Thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ có cơ chế, chính sách hỗ trợ việc quảng bá, tiếp thị theo hướng xúc tiến thương mại. Đối với các sản phẩm tham gia sàn TMĐT sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí để đăng tải và duy trì sản phẩm trên trang TMĐT có thu phí.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]