Mở rộng tầm nhìn, gia tăng cơ hội: Tạo “đường ray”
Nếu ví von Thanh Hóa đang là đoàn tàu phát triển kinh tế - xã hội thì đích đến sẽ là “một trong 4 cực tăng trưởng ở phía Bắc của Tổ quốc”. Khi những toa tàu là các sở, ngành, đơn vị và các địa phương đang cùng đi về một hướng, thì “Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045” chính là đường ray cho sự chuyển động ấy.
Các tuyến đường kết nối với cao tốc Bắc - Nam qua nút giao Đông Xuân (Đông Sơn) được xây dựng đồng bộ.
Cuối tháng 2/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt “Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, là địa phương thứ 4 trong cả nước được phê duyệt quy hoạch tỉnh. Để có được sự kiện quy hoạch chưa từng có tiền lệ ấy, phải kể đến tâm sức và ý tưởng manh nha của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành chuyên môn xây dựng nhiều nội dung liên quan, rồi hàng chục hội nghị, hội thảo khoa học để các chuyên gia cũng như nhiều bộ, ngành Trung ương phân tích, góp ý...
Là một trong những người có nhiều đóng góp để xây dựng quy hoạch tầm cỡ này, kỹ sư Lê Đình Nam, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch – Kiến trúc Thanh Hóa, đánh giá: “Lần đầu tiên ở Việt Nam có một loại quy hoạch là quy hoạch tỉnh mà Thanh Hóa là một trong những địa phương đầu tiên được phê duyệt để thực hiện. Đây chính là dạng quy hoạch tích hợp, gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Quy hoạch chính là sự tổng hợp biện chứng của tất cả các quy hoạch nhỏ, khắc phục được tình trạng không thống nhất, chồng chéo như lâu nay”.
Trong bản quy hoạch hơn 1.000 trang với 84 bản vẽ chi tiết đã định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương của tỉnh. Tất cả đường hướng và mục tiêu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, từng thời đoạn đều được đề ra để thực hiện trên cơ sở phân tích các điều kiện phù hợp của thực tiễn. Nội dung đáng chú ý là tính kết nối, phát triển liên vùng, tích hợp với quy hoạch phát triển quốc gia đã được đề cập.
Sau khi được định hướng bởi “Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, các sở, ngành, địa phương của tỉnh đã căn cứ để điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch phát triển cụ thể cho đơn vị mình. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là đơn vị sớm nắm bắt được tinh thần quy hoạch để triển khai trên thực tiễn.
Theo ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở NN&PTNT: “Trước đây, ngành nông nghiệp đã có nhiều chương trình và định hướng phát triển cho từng lĩnh vực nhỏ nhưng có phần manh mún, vẫn còn thiếu tính khoa học và liên kết. Sau khi có “Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, căn cứ các nội dung được vạch ra, ngành nông nghiệp đã tham mưu cho tỉnh xây dựng các chương trình nông nghiệp - nông dân - nông thôn, ban hành các đề án, cơ chế chính sách. Nhiều đề án cụ thể như phát triển nông nghiệp hữu cơ, phát triển các vùng cây ăn quả... đã được triển khai ngay trên cơ sở điều chỉnh và kế thừa những thành quả đã có, bổ sung những nội dung mới”.
Từ các định hướng phát triển ngành nông nghiệp mà quy hoạch tỉnh đề cập, hiện Sở NN&PTNT đã triển khai thành các vùng phát triển nông nghiệp với từng loại cây trồng, vật nuôi dựa trên trên cơ sở căn cứ hiện trạng phát triển, tiềm năng lợi thế, trình độ lao động... Theo đó, huyện Mường Lát thành vùng quy hoạch riêng để tập trung phát triển kinh tế rừng, bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế sạt lở đất, giữ an toàn và phát triển kinh tế cho đồng bào. Khu vực trung du và miền núi của tỉnh được xác định thế mạnh là cây ăn quả, kinh tế lâm nghiệp, con nuôi đặc sản. Các huyện đồng bằng của tỉnh được định hướng phát triển trọng tâm là cây lúa, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp quy mô lớn. Khu vực các địa phương ven biển được vạch định hướng chính là kinh tế biển, nuôi trồng thủy sản, mà trọng tâm là con tôm và ngao.
Để thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao theo quy hoạch chung ngành nông nghiệp, UBND huyện Nga Sơn đã tích cực vào cuộc và có cơ chế khuyến khích tích tụ đất đai cũng như xây dựng nhà lưới, nhà kính. Năm 2023, toàn huyện tích tụ tập trung được 136 ha đất sản xuất nông nghiệp, nâng tổng diện tích tích tụ đất sản xuất đến nay lên 583 ha. Từ đó, nông dân và các tổ chức đã triển khai nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Toàn huyện còn xây dựng được hơn 35 ha nhà màng, nhà lưới để phát triển các mô hình trồng trọt và nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao.
“Đến nay, cơ chế chính sách đã đầy đủ, đường hướng vĩ mô của Trung ương và tỉnh đã vạch ra cụ thể. Ngành nông nghiệp và các địa phương đã có cơ sở để triển khai, tạo ra giá trị lớn nhất cho nông nghiệp. Phát triển nhanh hay chậm trong giai đoạn tới còn phụ thuộc vào sự năng động của chính quyền cấp huyện, cấp xã, sự đồng tình của Nhân dân và các doanh nghiệp đầu tư” – Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa nêu quan điểm.
Ở các sở, ngành khác cũng như nhiều địa phương trong tỉnh, nhiều chương trình, đề án phát triển đã được triển khai trên cơ sở định hướng của quy hoạch tỉnh. Khi tất cả đã đồng hành, mục tiêu đến năm 2025: Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới, cùng với Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh tạo thành “tứ giác phát triển phía Bắc của Tổ quốc"; đến năm 2030 thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước... là hoàn toàn khả thi.
Lê Đồng
{name} - {time}
-
2025-01-15 19:59:00
Khẩn trương thi công tu bổ xung yếu hệ thống đê điều Thanh Hóa
-
2025-01-15 16:36:00
BMS Vina tham quan Đà Nẵng và Dentium cùng DANAGO
-
2024-02-09 14:47:00
Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa: Tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân
Khát vọng mới, triển vọng mới!
Sắc xuân trên vùng đất Tây Đô
Giá xăng RON95-III giảm gần 900 đồng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn
Huy động sức mạnh toàn dân cho phát triển nhanh và bền vững
Lang Chánh vững bước vào xuân
Nông Cống - khát vọng phát triển toàn diện
Hàng nghìn sản phẩm Vinamilk “theo chân” kiều bào trải nghiệm tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên
Tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm