Lắng nghe con nói
Trong sinh hoạt hằng ngày, học tập hay vui chơi... con cái rất cần nhận được sự lắng nghe và chia sẻ từ bố mẹ. Lắng nghe con một cách chân thành, tôn trọng tình cảm và tạo bầu không khí thân thương, dễ chịu... là những việc cần làm của các bậc phụ huynh đối với con em mình. Qua đó, góp phần xây dựng mối quan hệ thân thiết, gần gũi giữa bố mẹ và các con, tạo môi trường an toàn để các con được bảo vệ, chăm sóc, phát triển toàn diện.
Tiểu phẩm truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do hội viên, phụ nữ dân tộc Mông, bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) biểu diễn.
Có nhiều gia đình hiện nay, việc giao tiếp thông thường giữa cha mẹ và con cái trở nên khó khăn hơn do sự phát triển của công nghệ thông tin, guồng quay cuộc sống kinh tế thị trường... khiến sự quan tâm, thấu hiểu của cha mẹ với các con có phần giãn cách. Ngược lại, con cái cũng ít quan tâm, chia sẻ, cởi mở với cha mẹ dẫn đến việc giữa cha mẹ và con cái chưa có sự lắng nghe, thấu hiểu lẫn nhau. Cháu Cao Thị Mai (Thiệu Hóa) chia sẻ: "Cháu và bố mẹ giao tiếp nhiều nhất là về việc học tập của hai chị em ở trường. Bố mẹ chủ yếu hỏi về lịch học và kết quả học tập. Do thời gian học thêm nhiều, bố mẹ bận công việc nên có những hôm, cuộc trò chuyện của các thành viên trong gia đình không nhiều. Có lúc bố, mẹ quát mắng hoặc không để tâm nữa...".
Dưới góc độ của người làm mẹ, chị Lê Thị Thuận, phường Quảng Vinh (TP Sầm Sơn) cho rằng: "Cuộc sống ngày càng được nâng lên, bố mẹ và các con có phòng riêng nên việc quán xuyến con học hành, sinh hoạt có phần không sát sao. Bởi các con đã lớn, đang độ tuổi dậy thì nên không muốn bị mất quyền riêng tư. Có những lúc muốn chuyện trò, tâm sự với con nhưng các con tỏ vẻ không muốn. Vợ chồng tôi thường chủ động nghĩ ra chuyện để cùng trao đổi, hoặc nhắn tin trên điện thoại tạo sự thân thiện, gần gũi với con".
Tuy nhiên, không phải gia đình nào phụ huynh cũng luôn quan tâm, thấu hiểu con em mình. Có những ông bố, bà mẹ khi về đến nhà vẫn dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại giải quyết công việc, lướt facebook, mạng xã hội, giải trí mà quên mất phải trò chuyện, chia sẻ với con những chuyện học tập, bạn bè. Một số cha mẹ có suy nghĩ muốn làm tất cả những điều tốt đẹp cho con nên áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái, ít chịu lắng nghe con; một số gia đình vì kinh tế khó khăn, phụ huynh ít có thời gian quan tâm, chia sẻ làm bạn với con... Những biểu hiện này chính là nguyên nhân làm gia tăng mâu thuẫn, khoảng cách trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Đã có nhiều trường hợp đau lòng xảy ra do cha mẹ chưa chịu “lắng nghe con nói” hoặc chủ quan, nghĩ con mình vẫn phát triển bình thường. Đến khi vỡ chuyện thì mọi việc đã đi quá xa, như trường hợp một nam sinh lớp 7 Trường THCS Đại Đồng (huyện Thạch Thất, Hà Nội) bị các bạn học bạo lực đến mức tâm thần; học sinh Trường THCS Quảng Đại, xã Quảng Đại (TP Sầm Sơn); nhóm học sinh lớp 12 Trường THPT Đông Sơn 1, 2 và Trường THPT Nguyễn Mộng Tuân (Đông Sơn)... có hiềm khích, mâu thuẫn dẫn đến hành vi bạo lực...
Cặp mẹ con chia sẻ để lắng nghe và thấu hiểu nhau hơn tại diễn đàn “Lắng nghe con nói” do Hội LHPN tỉnh tổ chức.
Với trách nhiệm của tổ chức hội trong việc tham gia phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống bạo lực học đường mà nạn nhân là hội viên và con em hội viên, nhiều năm qua, Hội LHPN tỉnh đã chú trọng, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, xây dựng các mô hình cụ thể để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi hướng đến xây dựng gia đình hạnh phúc, môi trường giáo dục lành mạnh. Trên cơ sở đó, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh truyền thông bằng các hình thức, như: tổ chức diễn đàn “Lắng nghe con nói”, tuyên truyền bằng tiểu phẩm, thi vẽ tranh, phiên tòa giả định, rung chuông vàng, đuổi hình bắt chữ...; xây dựng nhiều mô hình hoạt động cụ thể để bảo vệ phụ nữ, trẻ em. Đến nay, có 255 “Tổ truyền thông cộng đồng”, 38 “Địa chỉ tin cậy”, 52 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, hàng trăm mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em”...
Các mô hình trên đều hoạt động tích cực, hiệu quả. Thành viên một số mô hình tham gia các cuộc thi và đoạt giải, tiêu biểu, như năm 2023, Hội LHPN tỉnh tham dự cuộc thi “Lắng nghe con nói” do Trung ương Hội đã tổ chức dành cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi và đoạt giải khuyến khích với tác phẩm tranh vẽ “Điều ước của con” của Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Trung Lý (Mường Lát); giải nhất cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” khu vực miền Trung, Tây Nguyên (Hội LHPN huyện Ngọc Lặc)...
Trẻ em có quyền được lắng nghe, được tiếp cận thông tin. Không chỉ là lắng nghe và để đấy. Cha mẹ hãy lắng nghe và phản hồi tích cực những ý kiến mà con đã chia sẻ. Lắng nghe để trở thành người bạn tốt của con. Vô tâm với những cảm xúc của con sẽ khiến những điều không tích cực hình thành và lớn dần theo năm tháng con khôn lớn. Bởi vậy, việc cha mẹ dành thời gian cho con, có những quy tắc ứng xử văn minh trong gia đình, chắc chắn sẽ giúp con có kiến thức, kỹ năng ứng xử, tự tin vào bản thân, sống tích cực, tiến bộ hơn.
Bài và ảnh: Lê Hà
{name} - {time}
-
2025-01-15 16:32:00
Trồng trên 3 triệu cây xanh dịp “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025
-
2025-01-15 16:03:00
Nhiều hoạt động hỗ trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi
-
2024-01-30 12:08:00
Hạt Kiểm lâm ven biển chủ động bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng
Về Triệu Sơn đi Hội chợ hoa đào
Thị xã Nghi Sơn: Nhiều hoạt động chăm lo tết cho gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Ấm áp chuyến xe mùa xuân “Tết sum vầy - Xuân trọn vẹn”
Cháy nhà dân trong đêm tại huyện Vĩnh Lộc
Những đặc sản xứ Thanh không nên bỏ lỡ vào dịp Tết
TP Thanh Hóa: Đường phố đông đúc những ngày giáp tết
Liên minh HTX Thanh Hóa thăm, tặng quà thành viên có hoàn cảnh khó khăn
Bổ sung 4 nền tảng số quốc gia phục vụ Chuyển đổi Số Việt Nam
Thành lập 5 tổ công tác kiểm tra giải ngân vốn đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024