(Baothanhhoa.vn) - Là xã thuộc vùng núi cao của huyện Thường Xuân, Yên Nhân có hơn 17.607 ha đất lâm nghiệp, chiếm 92% diện tích tự nhiên. Để khai thác hết tiềm năng đất đai và nguồn lao động dồi dào, những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Yên Nhân đã chú trọng xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế gắn với tiềm năng từ rừng, mang lại hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Yên Nhân chú trọng khai thác lợi thế từ rừng

Là xã thuộc vùng núi cao của huyện Thường Xuân, Yên Nhân có hơn 17.607 ha đất lâm nghiệp, chiếm 92% diện tích tự nhiên. Để khai thác hết tiềm năng đất đai và nguồn lao động dồi dào, những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Yên Nhân đã chú trọng xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế gắn với tiềm năng từ rừng, mang lại hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống người dân.

Xã Yên Nhân chú trọng khai thác lợi thế từ rừng

Mô hình nuôi ong dưới tán rừng của gia đình ông Vi Văn Vĩnh, thôn Chiềng, xã Yên Nhân mang lại thu nhập cao.

Theo chân cán bộ UBND xã Yên Nhân, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong mật dưới tán rừng của hộ gia đình ông Vi Văn Vĩnh, thôn Chiềng. Được biết: Gia đình ông Vĩnh có 8 ha rừng, ông đã đầu tư trồng hơn 5 ha keo, diện tích còn lại trồng một số loại cây trồng ngắn ngày, như: nghệ, riềng, củ từ... đồng thời, chăn nuôi thêm lợn và gà thả đồi. Năm 2010, thực hiện Đề án 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, hơn 20 hộ dân trên địa bàn xã được học nghề nuôi ong mật. Hộ gia đình ông Vĩnh đã vận dụng sáng tạo, duy trì và phát triển đàn ong nuôi dưới tán rừng. Đến năm 2021, gia đình ông có hơn 130 đàn ong, sản lượng khoảng 200 - 250 kg mật/năm. Nhờ đầu tư phát triển kinh tế kết hợp, mỗi năm tổng doanh thu của gia đình ông đạt khoảng 400 triệu đồng, lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng/năm. Ông Vi Văn Vĩnh cho biết: từ khi được UBND xã hướng dẫn phát triển kinh tế dưới tán rừng, gia đình đã sản xuất hiệu quả hơn. Nhờ đó, kinh tế phát triển, có điều kiện đầu tư sản xuất và hướng dẫn các hộ trong thôn cùng phát triển kinh tế.

Cũng như hộ gia đình ông Vi Văn Vĩnh, để tận dụng nguồn hoa tự nhiên, có 70 hộ trên địa bàn xã Yên Nhân đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật dưới tán rừng. Để khuyến khích phát triển mô hình nuôi ong dưới tán rừng, năm 2016, UBND xã đã thực hiện chuyển đổi HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Yên Nhân theo Luật HTX năm 2012 và vận động một số hộ nuôi ong có quy mô lớn tham gia vào HTX. Nhờ định hướng của UBND xã, hiện các thành viên trong HTX đang tiếp tục nhân đàn và định hướng xây dựng sản phẩm ong mật rừng Yên Nhân thành sản phẩm OCOP. Đánh giá về hiệu quả của mô hình nuôi ong dưới tán rừng, chị Cầm Thị Thuyết, giám đốc HTX, cho biết: Mô hình nuôi ong dưới tán rừng được đánh giá là một trong những mô hình phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao, ong được nuôi dưới tán rừng tại xã đều hoàn toàn lấy mật từ nguồn hoa tự nhiên trên đồi, trong rừng nên chất lượng mật tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Bình quân hằng năm mỗi đàn ong có thể mang lại lợi nhuận từ 1,7 đến 2 triệu đồng.

Bên cạnh phát triển mô hình nuôi ong dưới tán rừng, trên địa bàn xã Yên Nhân, nhiều hộ gia đình đã đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao như nứa, vầu, keo, luồng, quế, các cây dược liệu... Trong đó, xã đã hình thành được vùng nguyên liệu nứa, luồng, vầu phục vụ công nghiệp chế biến và liên kết trồng sa nhân với một số công ty dược liệu. Ông Lê Hoàng Cường, phó chủ tịch UBND xã, cho biết: UBND xã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân liên kết trồng rừng. Đồng thời, giao đất đồi rừng cho các hộ dân quản lý, sử dụng. Phối hợp với các phòng, ban của huyện, ngân hàng giúp người dân tìm nguồn cung ứng giống, áp dụng khoa học - kỹ thuật trong ươm trồng, chăm sóc, tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn đầu tư vào phát triển sản xuất... Nhờ đó, hằng năm, toàn xã trồng mới khoảng 50 ha rừng trồng tập trung, hơn 2.600 cây phân tán các loại. Ngoài ra, xã đã phát triển được 13,8 ha mô hình trồng hỗn giao cây sa nhân và cây vầu; cây dược liệu, cây ăn quả...

Việc đa dạng hóa phương thức sản xuất dựa trên thế mạnh về diện tích đồi, rừng đã thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn xã phát triển, đời sống của người dân được nâng lên.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài và ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]