(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm khai thác lợi thế về đất đai, nguồn lao động, xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa) đã tập trung phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Thiệu Nguyên phát triển chăn nuôi gia súc

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm khai thác lợi thế về đất đai, nguồn lao động, xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa) đã tập trung phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Xã Thiệu Nguyên phát triển chăn nuôi gia súc

Chăn nuôi gia súc tại xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa).

Theo chân cán bộ UBND xã Thiệu Nguyên, chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Trọng Hoan, thôn Nguyên Trung. Hiện nay, gia đình ông đang phát triển chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt, là một trong những hộ có số lượng nuôi nhiều nhất xã. Từ số lượng ban đầu 2 con, đến nay, gia đình ông đã nhân đàn lên 10 con bò sinh sản và bò thịt. Bên cạnh đó, ông còn đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố, nuôi nhốt tập trung để bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi. Ông Hoan cho biết: “Trung bình mỗi con bò sinh sản 1 lứa/năm, sau 9-10 tháng, bê con có thể xuất bán giá từ 25 - 30 triệu đồng/con. Đàn bò mang lại doanh thu khoảng 150 triệu đồng/năm cho gia đình tôi”. Ngoài việc tiêm phòng vắc-xin định kỳ cho vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, gia đình ông còn dành hơn 3 sào đất để trồng cỏ, chủ động nguồn thức ăn. Nhờ đó, những năm qua, đàn bò của gia đình ông luôn khỏe mạnh.

Từ những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, phong trào phát triển chăn nuôi ở xã Thiệu Nguyên ngày càng được nhân rộng. Nhiều hộ dân trên địa bàn đã chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn thả tự nhiên sang chăn nuôi gia súc theo mô hình gia trại tập trung với số lượng lớn, điển hình như các gia đình ông Nguyễn Văn Thủy, ông Nguyễn Viết Sáu, chị Nguyễn Thị Bích... Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Thiệu Nguyên, cho biết: “Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, bãi chăn thả rộng, xã xác định chăn nuôi là hướng đi đúng đắn phát triển kinh tế của người dân. Hiện nay, toàn xã có khoảng 1.000 hộ chăn nuôi gia súc, với tổng đàn hơn 1.500 con, chủ yếu là bò lai Sind và bò 3B. Để hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi bền vững, UBND xã đã tích cực tuyên truyền, khuyến khích người dân chuyển đổi được 35 ha diện tích đất sản xuất kém hiệu quả kinh tế sang trồng cỏ và ngô dày để chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức khoa học – kỹ thuật trong chăn nuôi cho người dân; vận động nhân dân lựa chọn các loại giống mới đưa vào sản xuất; hướng dẫn các hộ chăn nuôi phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng đầy đủ, thực hiện phun tiêu độc, khử trùng định kỳ. Hiện nay, xã Thiệu Nguyên đã quy hoạch khu chăn nuôi trâu bò tập trung với diện tích 75 ha, khuyến khích các hộ chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia trại, trang trại; bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi. Đồng thời, phối hợp với các phòng, ban, đơn vị có liên quan của huyện hỗ trợ người dân phối tinh bò 3B để nhân giống bò chất lượng, chủ động được nguồn giống tại địa phương.

Theo tính toán, trung bình mỗi năm, tổng doanh thu từ chăn nuôi gia súc trên địa bàn xã đạt khoảng 30 tỷ đồng, góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người đạt 41 triệu đồng/năm. Thời gian tới, xã Thiệu Nguyên tiếp tục chủ động sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội, lồng ghép nguồn hỗ trợ từ các chương trình... để hỗ trợ người dân mở rộng quy mô chăn nuôi, nhằm tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]