(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, xã Thăng Long (Nông Cống) được nhiều người dân trong và ngoài huyện biết đến với sản phẩm miến gạo chất lượng cao. Nhờ làm nghề, nhiều gia đình đã có nguồn thu khá và vươn lên làm giàu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Thăng Long nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề

Thời gian qua, xã Thăng Long (Nông Cống) được nhiều người dân trong và ngoài huyện biết đến với sản phẩm miến gạo chất lượng cao. Nhờ làm nghề, nhiều gia đình đã có nguồn thu khá và vươn lên làm giàu.

Xã Thăng Long nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề

Các hộ sản xuất miến tại xã Thăng Long chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm.

Anh Đào Văn Nam ở thôn Ngư Thôn, phấn khởi cho biết: Trước đây, kinh tế gia đình khá khó khăn. Khi nghề làm miến phát triển ở thôn, gia đình anh đã tham gia, tuy nhiên từ việc làm thủ công giá trị lao động thấp, năm 2014 vợ chồng anh bàn bạc đầu tư hơn 100 triệu đồng mua 5 máy sản xuất; hiện gia đình anh có 6 lao động làm nghề, bình quân mỗi ngày sản xuất và tiêu thụ được từ 3 đến 4 tạ miến các loại, mỗi tạ miến anh lãi khoảng 250 nghìn đồng. Ngoài thu nhập chính từ làm miến gạo, gia đình anh Nam còn tận dụng nước gạo, bột thừa nuôi hơn 30 con lợn, một năm anh nuôi 3 lứa, lãi hơn 100 triệu đồng.

Lúc đầu trong xã chỉ có một vài hộ tham gia sản xuất miến gạo, sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ trong xã, đến nay nghề làm miến gạo đã trở thành một trong những nghề cho thu nhập chính của nhiều hộ tại địa phương. Trước đây việc xay bột, tráng bột, thái bánh đều làm bằng tay nên năng suất thấp, một hộ chỉ chế biến được 15 - 20kg gạo/ngày. Nhưng những năm gần đây, nghề làm miến gạo đã được hỗ trợ bằng máy nên năng suất tăng hàng chục lần, cho sản phẩm có chất lượng và mẫu mã đẹp hơn nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng. Cả xã hiện có 57 hộ làm nghề sản xuất miến gạo, tập trung nhiều ở các thôn Ngư Thôn, Ân Phú, Tân Giao; tạo việc làm cho gần 200 lao động với thu nhập bình quân khoảng 4 triệu đồng/người/tháng. Nghề làm miến mỗi năm mang về cho địa phương nguồn thu gần 10 tỷ đồng.

Các hộ làm miến ở xã Thăng Long đều có ý thức giữ uy tín, chất lượng sản phẩm của địa phương, không sử dụng hàn the, thuốc tẩy hay các chất phụ gia độc hại, bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, đầu ra của sản phẩm miến gạo Thăng Long khá thuận lợi, làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Ngoài nghề làm miến gạo, nhiều gia đình còn kết hợp với chăn nuôi lợn, gà để tận dụng nguồn phụ phẩm... Nhiều gia đình như hộ anh Đào Văn Hội, Lê Đình Sáu ở thôn Ngư Thôn; Trần Hữu Toàn ở thôn Tân Giao... không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn vươn lên làm giàu, với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ làm miến và phát triển chăn nuôi.

Để tiếp tục nhân rộng, phát triển nghề, tháng 6-2018, HTX làng nghề miến gạo đã được thành lập, công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm được quan tâm hơn thông qua việc tham gia trưng bày, giới thiệu tại các hội chợ và tiếp cận với các siêu thị, cửa hàng tiện ích tại các địa phương. Sản phẩm miến gạo Thăng Long bày bán được HTX dán nhãn mác với lô gô riêng biệt. Bên cạnh đó, huyện Nông Cống cũng đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai dự án tạo lập, xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể “Miến gạo Thăng Long” cho sản phẩm miến gạo Thăng Long, Nông Cống.

Bài và ảnh: Khánh Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]