(Baothanhhoa.vn) - Vụ chiêm xuân 2022, xã Hà Lĩnh (Hà Trung) đã xây dựng, triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng tới sản xuất lúa - cá luân phiên hữu cơ gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Xã Hà Lĩnh xây dựng vùng lúa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

Vụ chiêm xuân 2022, xã Hà Lĩnh (Hà Trung) đã xây dựng, triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng tới sản xuất lúa - cá luân phiên hữu cơ gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Xã Hà Lĩnh xây dựng vùng lúa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

Người dân xã Hà Lĩnh chăm sóc lúa.

Mô hình sản xuất lúa ST24 theo tiêu chuẩn VietGAP trên cánh đồng lúa - cá luân phiên tại xã Hà Lĩnh được triển khai có diện tích 35 ha, với 214 hộ tham gia sản xuất. Giống lúa ST24 do Trung tâm Giống nông nghiệp Sóc Trăng cung ứng và được đánh giá là giống lúa thuần có khả năng thích ứng rộng, phù hợp với đồng ruộng, kỹ thuật canh tác của nông dân trên địa bàn xã; đồng thời, có khả năng chống chịu với các đối tượng dịch hại, như bệnh đạo ôn lá, bạc lá vi khuẩn, sâu cuốn lá nhỏ..., đẻ nhánh khỏe, năng suất cao, thời gian sinh trưởng từ 115 đến 125 ngày. Để mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, huyện Hà Trung đã phối hợp với Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa tổ chức lấy mẫu đất, mẫu nước phân tích, kiểm tra hàm lượng các tạp chất có trong đất, nước. Bên cạnh đó, để khuyến khích phát triển mô hình, xây dựng sản phẩm đặc trưng cho địa phương, huyện Hà Trung đã hỗ trợ kinh phí mua giống, phân hữu cơ và quy trình tổ chức sản xuất, chứng nhận VietGAP cho sản phẩm.

Là một trong số các hộ tham gia mô hình, bà Lưu Thị Cúc, thôn Tiên Hoa 1, cho biết: “Gia đình tôi có 0,3 ha trồng thử nghiệm giống lúa ST24 theo tiêu chuẩn VietGAP. Trước đây, sản xuất lúa theo phương pháp truyền thống nên khi chuyển sang mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP tôi có phần bỡ ngỡ. Tuy nhiên, sau khi được cán bộ kỹ thuật tập huấn, hướng dẫn, tôi đã được trang bị những kiến thức cơ bản về yêu cầu trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, như ghi chép nhật ký sản xuất, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và đạt hiệu quả, cách phòng trừ các đối tượng sâu bệnh gây hại, kỹ thuật bón phân theo chu kỳ sinh trưởng phát triển cây lúa. Trong quá trình triển khai thực hiện, cán bộ kỹ thuật thường xuyên giám sát quy trình sản xuất”.

Vừa qua, các hộ dân tham gia mô hình tại xã Hà Lĩnh đã tiến hành thu hoạch lúa, năng suất đạt 64 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 lần so với các giống lúa khác đang sản xuất đại trà tại địa phương.

Đánh giá hiệu quả của mô hình, ông Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hà Trung, cho biết: Đây là giống lúa phù hợp với đồng đất trũng thấp của xã Hà Lĩnh. Việc xây dựng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp cho người dân; đồng thời, hình thành thói quen sản xuất hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ, thực hiện các biện pháp vệ sinh, bảo dưỡng dụng cụ phun thuốc sau mỗi lần sử dụng, ghi chép nhật ký sản xuất và các thông tin khác theo quy định của VietGAP. Từ đó, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người sản xuất cũng như cung cấp cho thị trường sản phẩm gạo chất lượng cao. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục khuyến khích người dân xã Hà Lĩnh mở rộng diện tích sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP lên 200 ha và hướng tới sản xuất lúa - cá luân phiên theo hướng hữu cơ.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]