(Baothanhhoa.vn) - Năm 2020, trong bối cảnh đa phần các đơn vị sản xuất nông nghiệp bị giảm giao dịch, mất các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm thì nhiều doanh nghiệp, HTX và người sản xuất đã ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh góp phần ổn định năng suất, sản lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm

Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm

Công nhân Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành tập trung hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu. Ảnh: Lê Thanh

Năm 2020, trong bối cảnh đa phần các đơn vị sản xuất nông nghiệp bị giảm giao dịch, mất các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm thì nhiều doanh nghiệp, HTX và người sản xuất đã ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh góp phần ổn định năng suất, sản lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Anh Lê Văn Thanh, thôn Tân Lập, xã Xuân Dương (Thường Xuân) đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới hiện đại, kiên cố và ứng dụng lập trình hệ thống tưới kiểm soát dinh dưỡng tự động,... nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và hướng tới nền nông nghiệp bền vững. Việc ứng dụng công nghệ số tại mô hình sản xuất của gia đình anh Thanh chính là việc tận dụng mạng xã hội, wesite... để tìm kiếm, lựa chọn những sản phẩm được thị trường ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao và quảng bá hình ảnh, chất lượng sản phẩm, xây dựng hệ thống chăm sóc qua hệ điều hành tự động. Anh Thanh cho biết: Sau khi tham khảo qua các phương tiện thông tin đại chúng và tài liệu, gia đình tôi đã lựa chọn dưa Kim Hoàng hậu và rau an toàn là sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Đồng thời, sử dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, kênh tiêu thụ phù hợp.

Được biết, thông qua việc tham gia phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn và bán hàng qua mạng xã hội, hệ thống website, facebook... gia đình anh Thanh đã kết nối, ký hợp đồng với 3 siêu thị, bếp ăn tập thể trong, ngoài tỉnh để tiêu thụ các sản phẩm rau, củ quả an toàn. Trung bình mỗi tháng mô hình sản xuất của gia đình anh đã cung cấp cho thị trường 1,2 tấn dưa các loại và gần 1 tạ rau an toàn, doanh thu đạt hơn 20 triệu đồng/tháng...

Ứng dụng công nghệ số vào sản xuất không chỉ hiệu quả đối với chủ thể sản xuất nhỏ lẻ mà đối với những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng có những chuyển biến rõ nét và xây dựng được hệ thống thị trường ổn định. Là một trong 6 đơn vị sản xuất nông sản của tỉnh có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nga, Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành (Nông Cống) có những đổi mới, ứng dụng hiệu quả công nghệ số để bảo đảm việc cung ứng nguyên liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm. Anh Nguyễn Trường Tùng, giám đốc công ty, cho biết: Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tình hình sản xuất, kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đều khó khăn. Với đơn vị việc sản xuất, kinh doanh cũng bị gián đoạn một thời gian ngắn. Tuy nhiên, công ty đã tận dụng “sức mạnh” của công nghệ số để biến khó khăn thành lợi thế. Đơn cử, như: Thời gian cả nước thực hiện giãn cách xã hội, thay vì gặp gỡ đối tác, khách hàng, thông qua nền tảng, ứng dụng của công nghệ số, công ty đã ký hợp đồng thu mua nguyên liệu sản xuất với người dân tại thị xã Bỉm Sơn và các huyện Yên Định, Cẩm Thủy để bảo đảm nguồn nguyên liệu khoảng 24.000 tấn/năm. Đồng thời, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ngô đóng hộp, dứa đóng hộp với 3 công ty trung gian có địa chỉ tại các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình để xuất khẩu sản phẩm sang thị trường một số nước khu vực Đông Âu, Trung Á; tổng doanh thu năm 2020 đạt 16 tỷ đồng.

Được biết, tính đến cuối năm 2020, Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành thông qua các hình thức thúc đẩy tiêu thụ, quảng bá sản phẩm của đơn vị đã có mặt tại 25/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp tới thị trường 12 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong năm 2020, hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, nhất là các đơn vị có liên quan xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thời tiết. Song, bằng việc vận dụng linh hoạt những ứng dụng, tính năng, hiệu quả của công nghệ số, như: khả năng kết nối trực tuyến, xây dựng hệ điều hành từ xa, quy mô quảng bá rộng... để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm nguồn nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa. Trong đó, nhiều đơn vị, hộ sản xuất đã tận dụng sự lan tỏa của công nghệ để kết nối, xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, không chỉ bảo đảm kế hoạch sản xuất, kinh doanh mà còn tạo bước đệm để khai thác, kết nối với các thị trường tiềm năng.

Thực tế cho thấy, công nghệ số đang dần trở thành phương tiện, công cụ hỗ trợ đắc lực cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong tỉnh. Để hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 59/KH-UBND thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14-1-2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, giao một số đơn vị liên quan xây dựng chương trình hỗ trợ nhằm tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy việc khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ số để xây dựng các mô hình kinh doanh mới hiệu quả, bền vững hơn.

Lê Thanh


Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]