(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hậu Lộc đã làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật; xây dựng, nhân rộng các mô hình khuyến nông..., góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đồng thời, góp phần nâng cao trình độ sản xuất, khả năng ứng dụng khoa học - kỹ thuật cho nông dân trên địa bàn.

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Hậu Lộc - cầu nối đưa khoa học - kỹ thuật đến với nông dân

Những năm qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hậu Lộc đã làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật; xây dựng, nhân rộng các mô hình khuyến nông..., góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đồng thời, góp phần nâng cao trình độ sản xuất, khả năng ứng dụng khoa học - kỹ thuật cho nông dân trên địa bàn.

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Hậu Lộc - cầu nối đưa khoa học - kỹ thuật đến với nông dânCán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hậu Lộc hướng dẫn nông dân xã Hưng Lộc chăm sóc ngô ngọt.

Ông Nguyễn Hồng Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hậu Lộc, cho biết: Trung tâm đã phân công cán bộ phụ trách các xã, thị trấn để tư vấn, hướng dẫn, bám sát và triển khai những kỹ thuật sản xuất phù hợp với khả năng tiếp thu, truyền thống canh tác của người dân ở từng vùng. Đồng thời, chủ động tổ chức các lớp tập huấn khoa học - kỹ thuật dựa trên đề xuất của các địa phương và người dân.

Trong năm 2021, trên địa bàn huyện xảy ra 2 loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi, là: dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò và dịch tả lợn châu Phi. Để bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại về đàn vật nuôi, trung tâm đã thực hiện tuyên truyền, phát hơn 3.050 tờ rơi hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức của người dân về dịch bệnh và chăn nuôi an toàn để người dân nâng cao ý thức phòng, chống, chữa bệnh chủ động cho người dân. Đồng thời, quyết liệt triển khai thực hiện tiêu độc, khử trùng và tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Nhờ đó, đàn vật nuôi trên địa bàn huyện duy trì ổn định với 6.020 con trâu, bò; 36.389 con lợn; đàn gia cầm đạt hơn 1 triệu con...

Cùng với lĩnh vực thú y, các lĩnh vực phòng, chống sâu bệnh bảo vệ cây trồng, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật; xây dựng, nhân rộng các mô hình khuyến nông... cũng được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hậu Lộc tổ chức thực hiện hiệu quả. Trong năm 2021, đơn vị đã phối hợp với trung tâm giáo dục cộng đồng các xã, thị trấn tổ chức 17 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi thú y và thủy sản cho hơn 850 lượt người tham gia; phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức 6 lớp tập huấn kỹ thuật về triển khai một số loại cây, con giống cho các hộ nông dân và đội ngũ khuyến nông viên cơ sở. Ngoài ra, trung tâm cũng tổ chức 3 lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ khuyến nông viên, thú y viên cơ sở; 8 lớp tập huấn kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa, cây đậu tương, rau màu, nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP và công tác tiêm phòng... Thông qua các lớp tập huấn, nông dân trên địa bàn huyện được tiếp thu, áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phòng trừ dịch bệnh gây hại và sản xuất có hiệu quả. Ngoài ra, trung tâm phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện thành công các mô hình trình diễn có kết quả nhân ra diện rộng, như: Mô hình giống ứng dụng tiến bộ trong sản xuất ngô đường (ngô ngọt) gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Hưng Lộc, mô hình đã được nghiệm thu, thu hoạch với năng suất đạt khá cao. Thực hiện thành công mô hình nuôi vịt siêu thịt tại thị trấn Hậu Lộc và đã nghiệm thu, tổ chức học tập, nhân rộng mô hình...

Bên cạnh đó, trung tâm còn trình diễn, khảo nghiệm một số giống lúa triển vọng khác, như: Giống lúa chất lượng cao QR15 tại xã Tuy Lộc; TH475 tại Hưng Lộc; MHC2, Dạ Hương 8 tại xã Liên Lộc; ADI73 tại Xuân Lộc... nhằm bổ sung vào cơ cấu giống của huyện, thay thế cho các giống lúa cũ đã thoái hóa hoặc khả năng chống chịu kém. Không chỉ chuyển giao khoa học - kỹ thuật, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hậu Lộc đã phân công cán bộ tích cực bám sát đồng ruộng, kịp thời phát hiện, xử lý tốt dịch hại cây trồng và quản lý tốt những đối tượng dịch hại nên mức độ gây hại nhẹ, ảnh hưởng không đáng kể tới năng suất và chất lượng cây trồng... góp phần xây dựng nền nông nghiệp địa phương phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]