(Baothanhhoa.vn) - TP Thanh Hóa bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 trong bối cảnh đời sống xã hội, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, giá xăng, dầu tăng cao. Song, bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị với “quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt”, thành phố đã triển khai hiệu quả các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế, từ đó tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp.

TP Thanh Hóa tăng tốc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

TP Thanh Hóa bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 trong bối cảnh đời sống xã hội, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, giá xăng, dầu tăng cao. Song, bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị với “quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt”, thành phố đã triển khai hiệu quả các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế, từ đó tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp.

TP Thanh Hóa tăng tốc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Người dân mua sắm tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa.

Dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trạng thái bình thường đã tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế của thành phố phục hồi nhanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Qua đánh giá, 9 tháng năm 2022 tổng giá trị sản xuất của thành phố đạt 115.750 tỷ đồng, đạt 75,3% kế hoạch; tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 16,4%, cao hơn 8% so với tốc độ tăng cùng kỳ. Từ những con số “biết nói” ấy, thành phố là địa phương có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất xếp tốp đầu toàn tỉnh. Nổi bật là lĩnh vực thương mại - dịch vụ được phục hồi nhanh chóng và trở thành động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu một số ngành dịch vụ đạt 65.148 tỷ đồng, đạt 72,4% kế hoạch, tăng 39,8% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng cao nhất cả về quy mô và tốc độ so với cùng kỳ các năm trước đây. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của thành phố tiếp tục có mức tăng trưởng cao, với trên 130 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu các loại hàng hóa sang các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Trung Quốc, Anh, Úc, Nga... Nhờ đó, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của thành phố trong 9 tháng đạt 1,5 tỷ USD, đạt 75,3% kế hoạch, tăng 16% so cùng kỳ. Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, du lịch của TP Thanh Hóa cũng đã được mở cửa trở lại và có nhiều khởi sắc. Trong 9 tháng qua, thành phố đón khoảng 5,97 triệu lượt khách đến tham quan, với tổng thu đạt 3.092 tỷ đồng, tăng 3 lần so với cùng kỳ.

Cùng với lĩnh vực thương mại - dịch vụ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của TP Thanh Hóa cũng mang đến những tín hiệu vui sau đại dịch COVID-19. Trên địa bàn thành phố hiện có 7.950 doanh nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh sự hỗ trợ của tỉnh và thành phố, các doanh nghiệp đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giải quyết những khó khăn do giá nguyên vật liệu đầu vào của ngành công nghiệp tăng cao, nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Do đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của thành phố có sản lượng tăng khá so với cùng kỳ, như: Quần áo may sẵn đạt 84,2 triệu cái, tăng 15,6%; đá ốp lát đạt 4,6 triệu m2, tăng 13,9%; giày da xuất khẩu các loại đạt 79,5 triệu đôi, tăng 13,3%; tôm đông lạnh đạt 11,5 nghìn tấn, tăng 14,1%... Đây chính là yếu tố quan trọng đưa tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của thành phố trong 9 tháng đạt 38.250 tỷ đồng, đạt 76,5% kế hoạch, tăng 13,6% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, thành phố cũng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thủy sản, phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị. Đồng thời, triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng các mô hình nông nghiệp trải nghiệm gắn với phát triển du lịch TP Thanh Hóa”; tiếp tục đẩy nhanh việc tích tụ tập trung đất nông nghiệp với 48 ha tại các phường, xã Thiệu Vân, Thiệu Dương, Hoằng Quang, Đông Cương; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có 4 sản phẩm được UBND tỉnh đánh giá, xếp hạng. Theo đó, trong 9 tháng tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của thành phố đạt 3.475 tỷ đồng, đạt 84,4% kế hoạch năm, tăng 4,1% so với cùng kỳ.

Một điểm nhấn đáng chú ý trong bức tranh kinh tế của TP Thanh Hóa 9 tháng qua đó là môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, thông thoáng và chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh được triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả. Thành phố đã chủ động hỗ trợ, hướng dẫn giải quyết các thủ tục đầu tư theo thẩm quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án, đặc biệt là những dự án lớn có tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố nói riêng và cả tỉnh nói chung, như khu đô thị tại xã Hoằng Quang và phường Long Anh; đầu tư nâng cấp mở rộng Đại lộ Lê Lợi đoạn từ ngã tư Phú Sơn đến cầu Đống; Công viên tưởng niệm giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14-6-1972 khi đắp đê sông Mã; Cung văn hóa thiếu nhi; các dự án ưu tiên đầu tư vào quy hoạch khu vực Hàm Rồng - núi Đọ thuộc vành đai xanh phía Tây TP Thanh Hóa. Kết quả, 9 tháng năm 2022 tổng huy động vốn đầu tư phát triển toàn thành phố đạt hơn 25.013 tỷ đồng, đạt 73,6% kế hoạch, tăng 13,8% so với cùng kỳ.

Bằng sự quyết liệt, sáng tạo, hiệu quả của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2022 của “Thành phố bên bờ sông Mã” đã từng bước phục hồi, nhiều lĩnh vực tăng cao so với cùng kỳ, đời sống Nhân dân ổn định. Trong 38 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm có 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 5 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch, 26 chỉ tiêu còn lại có nhiều chỉ tiêu dự kiến hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch trong quý IV năm 2022. Trên cơ sở đánh giá sát đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng và triển vọng 3 tháng cuối năm, TP Thanh Hóa dự kiến có 13 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 25 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch.

Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kế hoạch năm 2022, trong 3 tháng cuối năm các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tiếp tục nêu cao tinh thần “quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt” trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trọng tâm là tiếp tục triển khai đồng bộ, kịp thời có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Từ thành phố đến các phường, xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và đầu tư xây dựng, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất cả năm. Thực hiện đồng bộ các biện pháp tăng thu ngân sách Nhà nước, nhất là thu tiền sử dụng đất đảm bảo tăng 10% so với nghị quyết HĐND tỉnh giao trở lên. Phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công các dự án. Đi liền với đó là nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tạo điều kiện để thành phố tiếp tục đà phục hồi, phát triển.

Bài và ảnh: Trần Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]