(Baothanhhoa.vn) - Sáng 19-10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TƯ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) và 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tổng kết 20 năm đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Sáng 19-10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TƯ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) và 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tổng kết 20 năm đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng đại diện một số ngành, đơn vị và các HTX trên địa bàn tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự và chủ trì hội nghị. Cùng tham dự hội nghị có đại diện một số bộ, ngành Trung ương.

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng đại diện một số ngành, đơn vị và các HTX trên địa bàn.

Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TƯ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT và 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012, đến nay KTTT, HTX trên cả nước tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Trong giai đoạn 2016-2020, KTTT, HTX đã đóng góp trực tiếp khoảng 4,8% GDP cả nước và gián tiếp hơn 30% GDP thông qua giá trị gia tăng của kinh tế hộ thành viên.

Tính đến cuối năm 2020 cả nước có 26.040 HTX thu hút hơn 8,1 triệu thành viên. Tính riêng trong năm 2020 đã có 96% HTX được chuyển đổi, tổ chức lại hoạt động; quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động được nâng lên; tỷ lệ HTX hoạt động hiệu quả đạt 56%; tổng doanh thu đạt hơn 30.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.900 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 4,3 triệu đồng/người/tháng.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, ước hết năm 2021 cả nước có hơn 18.000 HTX nông nghiệp và 79 liên hiệp HTX nông nghiệp. Từ năm 2013 đến nay trung bình mỗi năm có 800 HTX thành lập mới. Chất lượng hoạt động của các HTX được cải thiện. Tỷ lệ HTX được đánh giá hoạt động khá, tốt tăng từ 10% (năm 2013) lên 60% (năm 2020). Đặc biệt, cả nước có 1.718 HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, 3.913 HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị, tăng 1,5 lần so với năm 2019, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản.

Tuy nhiên, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TƯ và 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế cần sớm được nghiên cứu, hỗ trợ về cơ chế, chính sách trong giai đoạn tới như: Các HTX vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung, tích tụ ruộng đất; số HTX được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn thấp (chiếm tỷ lệ 19% tổng số HTX); các chính sách hỗ trợ đối với KTTT, HTX được ban hành nhiều nhưng còn dàn trải, phân tán, đặc biệt là thiếu nguồn lực thực hiện nên ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn vốn thực hiện ưu tiên cho lĩnh vực KTTT, HTX. Bên cạnh đó một số chính sách khó tiếp cận, mức hỗ trợ thấp…

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến nhằm gỡ khó, tạo động lực thúc đẩy KTTT, HTX ngày càng phát triển, trở thành 1 trong 4 thành phần quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển.

Tại Thanh Hóa, ước đến hết năm 2021 toàn tỉnh có 716 HTX nông nghiệp đang hoạt động với tổng số hơn 71.000 thành viên. Trong đó, có 475 HTX hoạt động hiệu quả và có tham gia liên kết bền vững, chiếm 66,6% tổng HTX nông nghiệp toàn tỉnh. Tổng số vốn hoạt động của các HTX là 598 tỷ đồng. Doanh thu bình quân đạt 1,5 tỷ đồng/HTX/năm. Ước tính đến hết năm 2021 có 36 HTX nông nghiệp có sản phẩm OCOP được xếp hạng.

Tổng kết 20 năm đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Thu hoạch cam tại HTX Dịch vụ dông nghiệp Quảng Phú (Thọ Xuân).

Các HTX đóng góp tích cực trong việc giúp nông dân tổ chức sản xuất theo hướng hiệu quả, bền vững; đồng thời phát huy vai trò “bà đỡ” cho các hộ nông dân trong việc tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, sản xuất công nghệ cao, kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam nhấn mạnh, trong thời gian tới các địa phương cần tiếp tục tạo nguồn lực, cơ chế để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 13-NQ/TW về đổi mới, phát triển và nâng cao KTTT, HTX. Trong đó, các địa phương cần giao nhiệm vụ cụ thể cho Ngành Nông nghiệp, các HTX xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để nâng cao năng lực quản trị, điều hành cho các HTX; hỗ trợ các HTX tích tụ, chuyển đổi đất đai, tạo điều kiện cho HTX mở rộng quy mô sản xuất; đồng thời, tổ chức, duy trì hoạt động tốt các quỹ tín dụng HTX, giải quyết khó khăn về nguồn vốn cho các HTX, nhất là các HTX trên lĩnh vực nông nghiệp.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]