(Baothanhhoa.vn) - Với nỗ lực của toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa), thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã nhanh chóng lan tỏa kịp thời đến đúng đối tượng, đến với người nghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Tín dụng chính sách góp phần bảo đảm an sinh xã hội

Với nỗ lực của toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa), thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã nhanh chóng lan tỏa kịp thời đến đúng đối tượng, đến với người nghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Tín dụng chính sách góp phần bảo đảm an sinh xã hộiGia đình ông Lê Hữu Hùng ở thôn Minh Quang, xã Lương Sơn (Thường Xuân) được vay vốn chính sách phát triển kinh tế hiệu quả.

Quyết tâm hoàn thành đúng kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2023, từ đầu năm đến nay, NHCSXH Thanh Hóa đã chủ động phối hợp với 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các ban, ngành có liên quan và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện tốt việc cho vay theo các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi địa bàn. Trong đó, các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm phục hồi kinh tế sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 theo tinh thần Nghị quyết số 11/2022/NQ-CP ngày 30-1-2022 của Chính phủ, được chú trọng. NHCSXH Thanh Hóa đã chỉ đạo các phòng giao dịch NHCSXH huyện thường xuyên bám sát địa bàn, phối hợp cùng các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác và chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền về tín dụng ưu đãi kịp thời đến với các đối tượng thụ hưởng chính sách. Đồng thời, tăng cường các giải pháp củng cố, duy trì ổn định hoạt động tại các điểm giao dịch xã; đôn đốc, nhắc nhở hội, đoàn thể nhận ủy thác, các tổ tiết kiệm và vay vốn khẩn trương tổ chức họp bình xét, thực hiện cho vay đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho hộ vay kịp thời tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

Tính đến đầu tháng 3-2023, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 12.370,3 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng tập trung tại các chương trình như: cho vay giải quyết việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ mới thoát nghèo. Riêng các khoản vay theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP đã giải ngân 435,7 tỷ đồng. Trong đó, cho vay hỗ trợ tạo việc làm 220 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội 174,5 tỷ đồng; cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua thiết bị phục vụ học tập trực tuyến 36,6 tỷ đồng; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là 4,6 tỷ đồng.

Nguồn vốn ưu đãi đã góp phần giải quyết “cơn khát vốn”, giúp các đối tượng chính sách bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 giảm bớt khó khăn, nhanh chóng ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đầu năm 2022, gia đình ông Lê Hữu Hùng ở thôn Minh Quang, xã Lương Sơn (Thường Xuân) được vay 100 triệu đồng theo chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Thường Xuân để mở rộng mô hình trồng dưa trong nhà lưới, nuôi hơn 200 con lợn thịt và trồng mía. Được xét duyệt, tiếp cận nguồn vốn từ chương trình đã giúp gia đình ông Hùng đầu tư phát triển kinh tế hiệu quả, từ đó mang lại nguồn thu ổn định hàng trăm triệu đồng và hiện đang tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động.

Có thể khẳng định, nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng và được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả đã khẳng định vai trò trụ cột trong chương trình giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội bền vững trên địa bàn tỉnh. Thời gian tới, trên cơ sở kết quả rà soát nhu cầu vay vốn, NHCSXH Thanh Hóa tiếp tục đề nghị NHCSXH Việt Nam quan tâm, bổ sung nguồn vốn cho chương trình; đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố tiếp tục dành vốn ngân sách ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay của các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các kênh bảo đảm thông tin lan tỏa rộng rãi đến các đối tượng có nhu cầu; yêu cầu mỗi cán bộ NHCSXH phải có trách nhiệm như một tuyên truyền viên để người vay vốn hiểu về chủ trương, chính sách của Nhà nước, các chương trình tín dụng của NHCSXH, sử dụng đúng mục đích và nâng cao ý thức, trách nhiệm trả nợ của người vay vốn. Đồng thời, lồng ghép với các chương trình cho vay nhằm tạo nguồn lực đủ lớn để người dân có thể đầu tư phát triển sản xuất; tiếp tục phối hợp tuyên truyền các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đến người dân và các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn toàn tỉnh; đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn được phân bổ theo đúng quy định, bảo đảm nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]