(Baothanhhoa.vn) - Sáng 11-3, đồng chí Mai Xuân Liêm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến vào Đề án đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và UBND cấp huyện (DDCI). Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND 27 huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thảo luận Đề án đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và UBND cấp huyện

Sáng 11-3, đồng chí Mai Xuân Liêm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến vào Đề án đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và UBND cấp huyện (DDCI). Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND 27 huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan.

Thảo luận Đề án đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và UBND cấp huyện

Đồng chí Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Thanh Hóa (VCCI Thanh Hóa) - đơn vị triển khai đề án đã trình bày tóm tắt dự thảo xây dựng và triển khai Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và UBND cấp huyện.

Thảo luận Đề án đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và UBND cấp huyện

Giám đốc VCCI Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị

Theo đó, bộ chỉ số DDCI lần đầu hình thành và đi vào thực tiễn từ năm 2013 tại tỉnh Lào Cai, với điều tra đánh giá về các huyện, thị xã, thành phố. Đến năm 2014, có thêm tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Kiên Giang thực hiện mở rộng đánh giá chỉ số ra cấp sở, ngành. Đến nay, cả nước đã có hơn 30 tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai điều tra DDCI. Có những tỉnh nhiều năm liên tục triển khai và công bố kết quả, như: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Tuyên Quang…, có tác động ban đầu khá tích cực trong lộ trình nâng cao năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố.

Thảo luận Đề án đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và UBND cấp huyện

Đại diện lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Dự thảo đề án DDCI do VCCI Thanh Hóa triển khai nêu rõ, mục tiêu mà DDCI Thanh Hóa hướng đến, gồm: Xây dựng hình ảnh thân thiện của chính quyền địa phương đối với cộng đồng doanh nghiệp; cung cấp cho lãnh đạo tỉnh một công cụ hiệu quả để giám sát và chỉ đạo cải thiện chất lượng điều hành đối với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện. Giúp lãnh đạo tỉnh xác định những thực tiễn tốt trong cải cách hành chính tại các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện để từ đó nhân rộng ra các đơn vị khác. Hỗ trợ lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị cải thiện hiệu quả hoạt động của đơn vị mình; hướng tới tạo sự cạnh tranh, thi đua lành mạnh giữa các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong việc cải thiện mức độ hài lòng của nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại mỗi đơn vị. Tạo ra kênh thông tin phản hồi rộng rãi, minh bạch và tin cậy để nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia góp ý kiến đối với chính quyền địa phương và các sở, ngành. Mục tiêu chung của DDCI hướng tới nhằm tìm ra những trở ngại, những nút thắt, những điểm nghẽn liên quan trực tiếp đến năng lực điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh tại cấp sở, ngành, địa phương. Từ đó, nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành của tỉnh.

Thảo luận Đề án đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và UBND cấp huyện

Đại diện Sở Công Thương phát biểu tại hội nghị.

Qua phân tích thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và những nội dung cần tập trung cải thiện, dự thảo báo cáo đề xuất Bộ chỉ số DDCI Thanh Hóa gồm các chỉ số thành phần, như: (1) tính minh bạch và tiếp cận thông tin; (2) tính năng động; (3) Chi phí thời gian; (4) chi phí không chính thức; (5) cạnh tranh bình đẳng; (6) hỗ trợ doanh nghiệp; (7) thiết chế pháp lý; (8) tiếp cận đất đai.

Thảo luận Đề án đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và UBND cấp huyện

Đại diện lãnh đạo UBND TP Sầm Sơn phát biểu tại hội nghị.

Thảo luận tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các Hiệp hội, các địa phương cơ bản thống nhất cao với chủ trương triển khai đề án. Đồng thời, góp ý, thảo luận một số nội dung liên quan đến các vấn đề tổ chức khảo sát, như: Việc lựa chọn doanh nghiệp đại diện khảo sát đủ về cơ số, quy mô, nhóm ngành nghề, vùng miền; bổ sung đối tượng khảo sát, ngoài doanh nghiệp cần mở rộng và lấy ý kiến của các HTX, tổ hợp tác, hộ cá thể; mẫu phiếu khảo sát; việc xây dựng bộ câu hỏi mang tính logic và xác định, lựa chọn đối tượng trả lời nhằm bảo đảm chất lượng khảo sát. Bên cạnh đó, các sở, ngành, đơn vị cũng đề nghị đơn vị triển khai xây dựng lộ trình cụ thể về thời gian công bố kết quả thường kỳ; việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu khảo sát và thống kê kết quả nhằm bảo đảm tính chính xác, khách quan và giảm chi phí.

Kết luận hội nghị, đồng chí Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh hoan nghênh tinh thần đóng góp, thảo luận tích cực và có chất lượng của các đại biểu tại hội nghị. Đồng chí đề nghị trên cơ sở thảo luận, VCCI Thanh Hóa thực hiện tích hợp các ý kiến đã cơ bản thống nhất vào đề án. Với các đề xuất khác, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đơn vị thực hiện đóng góp bằng văn bản về VCCI Thanh Hóa, trong đó, chú trọng góp ý vào nội dung, cách thức, chất lượng của các phiếu khảo sát. Trên cơ sở các ý kiến tham gia, VCCI Thanh Hóa thực hiện hoàn chỉnh đề án, trong đó chú trọng nội dung vào việc thiết kế các bảng biểu, câu hỏi, bảo đảm triển khai sát thực tế, khả thi, chính xác và minh bạch, khoa học. Đề án sau khi hoàn chỉnh yêu cầu gửi về Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội Vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20-3 để thẩm định trước khi ban hành.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]